Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày càng được phát hiện sớm thì càng dễ chữa trị. Do đó nắm bắt các giai đoạn của ung thư dạ dày và biểu hiện của từng giai đoạn là rất quan trọng giúp bạn sớm phát hiện bệnh và được điều trị, làm tăng cơ hội sống cho bản thân.
Ung thư dạ dày là loại ung thư được bắt đầu từ sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày. Các tế bào này phát triển mạnh mẽ và trở thành ung thư. Dần dần, các tế bào ung thư tích tụ tạo thành khối u dạ dày. Trong quá trình phát triển của ung thư dạ dày, các chuyên gia chia ra thành 5 giai đoạn bệnh, cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 0
Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn ung thư biểu mô. Trong giai đoạn này ở niêm mạc dạ dày bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường. Tuy nhiên, chúng chưa đủ để làm cho cấu trúc niêm mạc bị đảo lộn và chưa gây ra biểu hiện nghiêm trọng. Do đó hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày trong giai đoạn này đều rất khó phát hiện mình mắc bệnh. Đa số các tế bào ung thư trong giai đoạn này chỉ đươc phát hiện khi được nội soi niêm mạc của thành dạ dày.
2. Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 hay còn gọi là giai đoạn ung thư niêm mạc. Trong giai đoạn này, các tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày đã khiến cấu trúc niêm mạc dạ dày bị rối loạn.
Ở giai đoạn 1 của ung thư dạ dày, có hai trường hợp bệnh có thể xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Các tế bào ung thư chỉ xâm lấn vào lớp thứ 2 của thành dạ dày.
- Trường hợp 2: Các tế bào ung thư có thể vừa xâm lấn vào lớp thứ 2, vừa xâm lấn vào lớp thứ 3 của thành dạ dày.
Trong giai đoạn này, đa số các tế bào ung thư chưa lan rộng và xâm lấn vào hạch bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các tế bào ung thư xâm lấn vào hạch bạch huyết ngay từ giai đoạn 1 nhưng số lượng hạch bạch huyết bị xâm lấn sẽ không quá 6 hạch.
3. Giai đoạn 2
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 còn được gọi là ung thư dưới cơ niệm. Bởi trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển khá mạnh và có thể chỉ xâm lấn đến các lớp dưới niêm mạc dạ dày hoặc xâm lấn vào cả lớp cơ dạ dày. Đồng thời, chúng cũng xâm lấn vào các hạch bạch huyết, số lượng hạch bị xâm lấn giao động từ 6 – 15 hạch bạch huyết. Một số trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn 2 vẫn chưa lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận.
4. Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn ung thư dạ dày đã phát triển khá nặng. Lúc này các tế bào ung thư đã xâm lấn vào hạch bạch huyết và các ơ quan lân cận. Cụ thể trong giai đoạn 3 sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: chắc chắn các tế bào ung thư dạ dày đã xâm lấn vào lớp niêm mạc và lớp cơ dạ dày. Đồng thời xâm lấn vào các hạch bạch huyết (số lượng hạch bị xâm lấn là từ 7 – 15 hạch bạch huyết)
– Trường hợp 2: ung thư dạ dày chưa xâm lấn vào các lớp dạ dày sâu bên trong và có xâm lấn vào hạch bạch huyết (số lượng hạch bị xâm lấn giao động từ 1 – 15 hạch)
– Trường hợp 3: Ung thư dạ dày có thể đã xâm lấn vào các cơ quan nội tạng như: gan, lá lách, đại tràng… Tuy nhiên, ung thư lại chưa lây lan vào hạch bạch huyết.
5. Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư dạ dày. Đa số bệnh nhân được phát hiện trong giai đoạn này thường có cơ hội sống sót là rất thấp, bệnh không thể chữa trị được nữa mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm đau vè kéo dài sự sống ngắn ngủi cho người bệnh. Trong giai đoạn này, hầu hết các tế bào ung thư đã xâm lấn vào các hạch bạch huyết trên 15 hạch. Đồng thời, các tế bào ung thư cũng đã xâm lấn đến các cơ quan xung quanh dạ dày và các cơ quan xa.
Trên đây chính là các giai đoạn của ung thư dạ dày. Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn càng muộn sẽ càng khó chữa. Vì vậy để sớm phát hiện bệnh các chuyên gia khuyên bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám ngay khi có các dấu hiệu liên quan đến ung thư dạ dày.