- Giới thiệu
- Bác sĩ
- Phương pháp điều trị
- Hình ảnh chuyên môn
Ung thư dạ dày là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng đầu trong top các bệnh ung thư có liên quan đến đường tiêu hóa. Điều trị ung thư dạ dày ngay từ những giai đoạn đầu có thể mang đến nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày là bệnh được phát triển do sự hình thành từ khối u ác tính. Các khối u này là hệ quả của những tổn thương xảy ra và phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày. Rồi từ đó, nhanh chóng lây lan ra khắp dạ dày và có thể lan sang bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể.
Theo đó, bệnh ung thư dạ dày có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non hoặc cũng có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lan sang các hạch huyết lân cận rồi lan sang các cơ quan như gan, tuyến tụy, đại tràng, phổi, các hạch thượng đòn và buồng trứng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về ung bướu, bệnh ung thư dạ dày có nguyên nhân chủ yếu từ một loại vi khuẩn có tên khoa học là Helicobacter pylori gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể mắc bệnh vì một số nguyên nhân ung thư dạ dày sau:
– Đã từng mắc bệnh ung thư dạ dày mãn tính
– Trong gia đình có người đã từng bị ung thư dạ dày
– Nhóm máu và giới tính cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, cụ thể: người có nhóm máu A và nam giới thường có khả năng mắc bệnh cao hơn nhóm đối tượng còn lại gấp 3 lần
– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lối sống không lành mạnh và kém vận động.
Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày thường rất khó để phát hiện được sớm vì đa phần đều không có triệu chứng rõ ràng và cụ thể ở giai đoạn đầu. Khi bắt đầu có sự xuất hiện của các triệu chứng đặc trưng hơn thì lúc đó ung thư đã nhanh chóng di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Do vậy, bạn cần chú ý đến những thay đổi bất thường triệu chứng ung thư dạ dày của cơ thể dưới đây để có sự thăm khám và chẩn đoán bệnh:
– Triệu chứng sớm:
+ Chướng bụng, khó tiêu và hay bị ợ chua.
+ Chán ăn, đặc biệt là các món thịt.
– Triệu chứng muộn:
+ Đau bụng thường xuyên và có thể đau cả vùng lưng.
+ Có tiền sử bị viêm dạ dày mãn tính.
+ Sốt dai dẳng, kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
+ Thường xuyên có cảm giác buồn nôn và đầy bụng sau khi ăn.
+ Bị tiêu chảy hoặc là táo bón.
+ Sụt cân nhanh trong thời gian ngắn.
+ Luôn cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, suy nhược.
+ Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
Thông thường, đối với bệnh nhân được nghi ngờ mắc bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp dưới đây để chẩn đoán ung thư dạ dày.
Chụp X-quang dạ dày: Đây là phương pháp bắt buộc thực hiện bởi hình ảnh X-quang có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư dạ dày. Thông qua đó, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện được các tổn thương dạ dày (xuất phát điểm của bệnh ung thư dạ dày).
Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp thăm dò toàn bộ khoang dạ dày và hành tá tràng được thực hiện bằng một ống soi mềm. Từ đó cho phép tiến hành bấm sinh thiết thành nhiều mảnh bệnh phẩm.
Các xét nghiệm khác: Thông thường, với 2 phương pháp trên, bác sĩ đã có thể tiến hành xác định và chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, nhằm xác định mức độ xâm lấn của khối u thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm X-quang phổi, siêu âm gan hoặc có thể chụp cắt lớp vi tính gan đối với bệnh nhân có đủ sức khỏe. Ngoài ra, việc thực hiện chụp khung đại tràng cũng rất cần thiết trong trường hợp thương tổn dạ dày có kích thước lớn.
Bệnh ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn. Dưới đây là các giai đoạn của ung thư dạ dày:
– Giai đoạn 0: Khối u chỉ được phát hiện trong lớp niêm mạc của thành dạ dày và giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô.
– Giai đoạn 1: Giai đoạn 1 sẽ có một trong những biểu hiện sau đây:
+ Khối u mới xâm lấn vào lớp niêm mạc dưới của thành dạ dày. Các tế bào ung thư đã lây lan vào các hạch bạch huyết và số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
+ Khối u đã xâm lấn cả vào lớp cơ và lớp niêm mạc dưới của thành dạ dày. Các tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
– Giai đoạn 2: Gồm có 1 trong các biểu hiện sau:
+ Khối u chỉ xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc và các tế bào ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết với số lượng từ 7 đến 15 hạch bạch huyết.
+ Khối u đã xâm lấn vào cả lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Đồng thời các tế bào ung thư cũng lan tới khoảng 1 đến 6 hạch bạch huyết.
+ Khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày nhưng các tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
– Giai đoạn 3: Sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Khối u đã xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc và lớp cơ của thành dạ dày. Các tế bào ung thư cũng đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
+ Khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài của dạ dày. Tế bào ung thư đã lan sang 1 đến 15 hạch bạch huyết.
+ Khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng hoặc lá lách nhưng chưa di căn đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
– Giai đoạn 4: Có thể xuất hiện một trong các trường hợp sau:
+ Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 hạch bạch huyết.
+ Khối u đã xâm lấn đến các cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
+ Các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa trên cơ thể.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và mức độ xâm lấn trong từng trường hợp, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau như:
– Phẫu thuật: Đây là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất đối với điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu thông qua việc cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày và các hạch nách xung quanh.
– Hóa trị và xạ trị: thường được chỉ định áp dụng nhằm làm giảm triệu chứng cũng như làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Hai phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẻ hoặc kết hợp với nhau để có được kết quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm hạn chế là gây ảnh hưởng đến cả những tế bào lành mạnh và gây triệu chứng phụ. Do vậy, cần có sự theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ có kinh nghiệm.
– Điều trị đích: là phương pháp điều trị được sử dụng trong trường hợp ung thư biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển hoặc tái phát; hoặc thất bại với các biện pháp điều trị khác mà có xét nghiệm Her 2 (yếu tố phát triển biểu mô) dương tính.
– Liệu pháp miễn dịch: Bên cạnh các phương pháp trên, kết hợp liệu pháp miễn dịch có thể hỗ trợ điều trị và mang lại kết quả thành công cao hơn. Theo đó, các tế bào miễn dịch sẽ được nuôi cấy và nhân rộng trong môi trường thí nghiệm và tiêm trở lại cơ thể nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự thân của người bệnh để ngăn chặn, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hợp tác quốc tế sâu rộng trong điều trị ung bướu, bệnh viện Hồng Ngọc mang đến cho bệnh nhân ung thư quy trình điều trị khép kín như sau:
Trước tình trạng báo động về tỷ lệ ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam, Bệnh viện Hồng Ngọc đã tiến hành ký kết hợp tác với bệnh viện Kyungpook (Hàn Quốc), BNH (Thái Lan), Shonan Medical Memorial Hospital (Nhật Bản) với mục đích mang lại một quy trình điều trị ung thư dạ dày hiệu quả và an toàn nhất cho bệnh nhân.
Thông qua chương trình hợp tác này, bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ có cơ hội được tiếp cận với các phương pháp y khoa hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ nhận được sự chăm sóc và theo dõi bởi đội ngũ chuyên gia ung bướu hàng đầu tại quốc gia này.