- Giới thiệu
- Bác sĩ
- Phương pháp điều trị
- Hình ảnh chuyên môn
Chỉ chiếm 1% trong số các loại ung thư, việc điều trị ung thư tuyến giáp cho tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phần khí quản cổ gồm có 2 thùy phải và trái được nối với nhau bởi một eo tuyến giáp, một phần tuyến giáp có hình tam giác kéo từ eo tuyến giáp trên gọi là thùy tháp. Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất hormone điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng.
Ung thư tuyến giáp là bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) có thể được tìm thấy trong các mô của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp được phân loại như sau:
– Ung thư biểu mô nhú và nang: chiếm tới 80 đến 90% trong số ca ung thư tuyến giáp. Cả hai loại đều bắt nguồn từ các tế bào nang của tuyến giáp. Hầu hết các ung thư nhú và nang có xu hướng phát triển chậm. Nếu được phát hiện sớm thì hầu hết đều điều trị có hiệu quả.
– Ung thư tuyến giáp thể tuỷ: chiếm khoảng 5 đến 10% các trường hợp ung thư tuyến giáp, phát sinh từ các tế bào C của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể tuỷ có thể dễ dàng kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị khi chưa lan sang các bộ phận khác.
– Ung thư tuyến giáp không biệt hoá: đây là loại ung thư tuyến giáp ít phổ biến nhất (chỉ chiếm 1 – 2% các trường hợp) và phát sinh trong các tế bào nang. Các tế bào ung thư loại này rất khó nhận biết và khó kiểm soát vì chúng có xu hướng phát triển và lan tràn rất nhanh.
Rối loạn hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh suy giáp. Khi cơ thể bị viêm tuyến giáp mà hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ không chống lại sự tấn công của các loại virus mà lại sinh ra kháng thể tấn công chính tuyến giáp, dẫn đến căn bệnh ung thư giáp.
Thiếu iốt: Ở người trưởng thành, tình trạng thiếu i – ốt trong thời gian dài có thể gây ra suy giáp và tiến triển thành ung thư giáp nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm xạ: Phơi nhiễm với xạ là nguyên nhân dẫn đến suy giáp và ung thư tuyến giáp ở nhiều bệnh nhân. Đặc biệt, trẻ em phơi nhiễm xạ từ nhỏ sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp rất cao khi trưởng thành.
Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, nội tiết tố hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, làm kích thích quá trình hình thành hạch và bướu ở tuyến giáp. Đó là lý do vì sao các sản phụ có nguy cơ bị viêm tuyến giáp và suy giáp tạm thời sau sinh – tỷ lệ này cao hơn gấp 2-4 lần so với nam giới. Lúc náy sản phụ cần được theo dõi và thăm khám thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Di truyền: Thống kê của các nhà khoa học cho thấy 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người nhà từng mắc căn bệnh ung thư này, vì vậy yếu tố gen di truyền cũng cần được xem xét như một nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp.
Mắc bệnh về não hoặc tuyến giáp: Khi bị các bệnh về não hoặc chấn thương não, tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng và lâu dần trở thành suy giáp, ung thư giáp. Bên cạnh đó, những người từng bị bướu cổ, bướu giáp hoặc hormone tuyến giáp mãn tính cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác. Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyến cáo người có tiền sử bị bệnh tuyến giáp nên theo dõi sức khỏe thường xuyên trong suốt cuộc đời.
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rõ ràng, bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp sẽ có một số biểu hiện chung sau:
– Cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh không rõ lý do.
– Chân tay thường xuyên tê cứng các khớp, tim đập nhanh và dễ cáu gắt, trầm cảm…
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng ung thư tuyến giáp dưới đây:
– Sờ thấy khối u hoặc nhân ở trước cổ vùng tuyến giáp.
– Giọng nói bị khàn hoặc khó nói giọng bình thường.
– Các hạch bạch huyết bị sưng to, đặc biệt là các hạch ở cổ.
– Khó nuốt hoặc khó thở.
– Bị đau ở họng hoặc cổ.
Các dấu hiệu này chưa hẳn đã là dấu hiệu chắc chắn của ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng này thì cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe tổng quát một cách thường xuyên, nếu nhận biết bất kỳ triệu chứng bất thường nào như có khối u hay hạch ở cổ, cảm giác nghẹn, khó nuốt, bạn cần đi khám để thực hiện tầm soát bệnh ung thư tuyến giáp bằng các phương pháp sau:
Siêu âm: Các bác sĩ có thể phát hiện được mô tuyến giáp đang phát triển bất thường, thậm chí nhìn thấy các hạt giáp hay hạch cổ.
Sinh thiết bằng kim nhỏ: Đây là bước chẩn đoán tiếp theo để xác định bạn có bị ung thư tuyến giáp hay không. Với sự trợ giúp của thiết bị siêu âm, các bác sĩ sẽ chọc hút 1 phần rất nhỏ từ khối u ở tuyến giáp và soi tế bào vào tấm kính dưới kính hiến vi. Phương pháp này được chỉ định ngay khi các bác sĩ nghi ngờ dấu hiệu ung thư qua phần tuyến giáp sưng to và có nổi hạch hay u.
Chụp cắt lớp: Thay vì chẩn đoán bằng X-quang và xạ hình tuyến giáp dễ bỏ sót những khối u nhỏ, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định hình thái và tính chất của khối u. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm để loại bỏ khối u sau đó đưa khối u đi giải phẫu bệnh phẩm để tìm tế bào ác tính và xác định chính xác bệnh nhân có bị ung thư hay không, tránh trường hợp sinh thiết bỏ sót vì tế bào ác tính chưa lan rộng hay khối u còn quá nhỏ.
Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp đối với người dưới 45 tuổi:
– Giai đoạn 1: Khối u có kích thước bất kỳ, tế bào ung thư đã hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết. Chưa di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
– Giai đoạn 2: Khối u có kích thước bất kỳ, tế bào ung thư đã hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết nhưng đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp đối với người trên 45 tuổi:
– Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ hơn 2 cm và chỉ nằm trong tuyến giáp. Các tế bào ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và bộ phận khác của cơ thể.
– Giai đoạn 2: Có thể xuất hiện 1 trong 2 trường hợp sau:
+ Khối u có đường kính từ 2-4 cm, tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết hay những bộ phận khác của cơ thể.
+ Khối u có đường kính lớn hơn 4 cm hoặc đã bắt đầu phát triển ra bên ngoài tuyến giáp. Tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết và những bộ phận khác của cơ thể.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Khối u có kích thước lớn hơn 4 cm hoặc đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết.
+ Khối u có kích thước bất kỳ hoặc đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp. Các tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết ở gần cổ.
– Giai đoạn 4: được chia thành 3 giai đoạn nhỏ như sau:
+ Giai đoạn 4A: Khối u ở giai đoạn này đã phát triển vượt ra ngoài tuyến giáp và có thể xâm lấn tới các mô lân cận. Hoặc chúng có thể đã lây lan tới các hạch bạch huyết ở phần cổ và phần trên của ngực nhưng chưa lan sang các bộ phận xa hơn.
+ Giai đoạn 4B: Khối u đã lan sang xương sống hay xâm lấn đến các mạch máu lớn. Tế bào ung thư có thể đã lan tới các hạch bạch huyết nhưng chưa lan sang các bộ phận khác.
+ Giai đoạn 4C: Các tế bào ung thư đã di căn hoặc lây lan tới các bộ phận khác của cơ thể.
* Giai đoạn 4 của Ung thư tuyến giáp không biệt hóa:
– Giai đoạn 4A: Khối u nguyên phát chỉ nằm trong tuyến giáp. Các tế bào ung thư có thể đã hoặc chưa lây lan đến các hạch bạch huyết ở gần nhưng chưa lây sang các bộ phận khác.
– Giai đoạn 4B: Khối u đã lan ra ngoài tuyến giáp, các tế bào ung thư có thể đã hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết ở gần nhưng chưa lây lan sang các bộ phận khác.
– Giai đoạn 4C: Các tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp và xâm lấn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang
Phẫu thuật: Đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp đối với khối u thể nhú và thể nang, phương pháp phẫu thuật sẽ cắt bỏ thùy trạng giáp, cắt 1 phần tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo kích thước và vị trí, tình trạng phát triển của khối u. Nếu bệnh nhân đã xuất hiện hạch cổ có di căn thì sẽ được vét hạch để ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát.
Điều trị nội tiết: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc như levothyroxin (T4) hoặc liothyronine (T3) để ức chế sự phát triển của tế bào ác tính trong tuyến giáp và ngăn chặn quá trình ung thư di căn.
Xạ trị: Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường được trị xạ để ngăn chặn tế bào ác tính quay trở lại, nhưng với ung thư tuyến giáp thể nang và thể nhú thì phương pháp này cho hiệu quả khá hạn chế.
Ung thư tuyến giáp thể tủy
Phẫu thuật: Thể ung thư tuyến giáp này thường bị di căn hạch ở giai đoạn sớm nên bệnh nhân sẽ được phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, kèm theo nạo vét hạch bạch huyết. Các phương pháp hóa trị và điều trị nội tiết ít được áp dụng với thể ung thư tuyến giáp này.
Hiện nay, trung tâm ung bướu bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang đến cho bệnh nhân ung thư quy trình điều trị khép kín như sau:
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác điều trị ung thư tuyến giáp giữa bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc và bệnh viện BNH Thái Lan, bệnh viện Deagu Fatima, Kyungpook Hàn Quốc, Shonan Medical Memorial Hospital Nhật Bản, bệnh nhân Việt Nam sẽ được chăm sóc và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu khu vực với phác đồ tân tiến và hiệu quả nhất.
Cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị ung thư theo tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện Hồng Ngọc hy vọng mang đến cho bệnh nhân kết quả điều trị tốt nhất để mau chóng trở lại với cuộc sống khỏe mạnh, an vui.