- Giới thiệu
- Bác sĩ
- Phương pháp điều trị
- Hình ảnh chuyên môn
Ung thư xương là một trong những căn bệnh có diễn biến âm thầm nhưng nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người do di căn lan rộng. Hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị ung thư xương sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn và có hướng điều trị tích cực.
Ung thư xương là bệnh ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn và tế bào mô liên kết của xương. Thuật ngữ “ung thư xương” không bao gồm những ung thư bắt đầu ở nơi khác trong cơ thể và di căn tới xương. Đây được xem là một bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ ung thư.
Ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ảnh hưởng đến xương dài tạo nên cánh tay và chân, thường gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương quay (xa khuỷu).
Một số loại ung thư xương xảy ra chủ yếu ở trẻ em, trong khi số khác ảnh hưởng đến hầu hết là người lớn. Tuy nhiên, trẻ em và thiếu niên có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư xương hơn người trưởng thành.
Chấn thương: Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các bệnh nhân từng bị chấn thương, va đập do tai nạn có nguy cơ bị ung thư xương nếu các tế bào xương tăng trưởng mạnh bất thường.
Rối loạn di truyền: Ung thư xương có thể xuất hiện ở những bệnh nhân nhỏ tuổi khi xương phát triển mạnh. Khi cơ thể không kiểm soát được các tế bào có gen biến dị khiến chúng phân chia liên tục thì cũng có thể dẫn đến ung thư xương.
Bệnh lý liên quan đến xương: Các bệnh lý lành tính liên quan đến xương như bệnh Pagen, bệnh loạn sản xơ của xương cũng có thể phát triển thành ung thư.
Biểu hiện toàn thân: sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, gầy và sút cân nhanh, suy sụp và thiếu máu.
Cảm giác đau: cảm giác đau tại một số vị trí nhất định, cảm giác đau không thuyên giảm mà tiến triển tăng dần thành từng đợt, có thể kèm theo sưng hoặc khó khăn trong vận động ở các khớp gần đó.
Toát mồ hôi bất thường cũng là một trong những dấu hiệu ung thư xương.
Tăng canxi và phosphatese kiềm trong máu: dấu hiệu này xuất hiện khi có sự hủy xương do tế bào ung thư xâm lấn.
Chụp X-quang: Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp các bác sĩ nhận biết vị trí của khối ung thư trong xương và xem chúng đã di căn hay chưa, thậm chí là cả khu vực xương bị tổn thương hay số lượng tế bào xương tăng sản ở vùng ung thư.
Xạ hình xương: So với biện pháp chụp X-quang thường quy, phương pháp xạ hình xương cho thấy hình ảnh tổn thương ung thư xương di căn sớm hơn, điển hình là ở cột sống.
Scan xương: Sử dụng chất đồng vị tiêm qua vent ay để phát iện các tế bào ung thư xương trên hình ảnh scan. Những vị trí xương có tế bào ác tính thường hút nhiều chất phóng xạ hơn xương bình thường nên sẽ hiển thị rõ trên scan. Mức độ xạ sử dụng trong phương pháp này rất thấp và sẽ biến mất khỏi cơ thể sau vài giờ nên không hề gây hại.
Sinh thiết và sinh thiết mở: Một loại kim nhỏ chuyên dụng được cắm vào xương để lấy mẫu tế bào sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tầm soát tế bào ác tính. Đôi khi, nếu vị trí khối u nằm quá sâu, bệnh nhân sẽ được sinh thiết mở, tức là mổ lấy mẫu mô từ khối u để giải phẫu bệnh phẩm xem đó là khối u lành hay ác.
Các giai đoạn ung thư xương mô tả kích cỡ và mức độ lây lan sang bộ phận khác của cơ thể. Dựa trên 3 cấp độ của ung thư xương: Cấp 1 (nhẹ), cấp 2 (trung bình) và cấp 3 (nặng), người ta chia bệnh thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Ung thư xương ở cấp độ nhẹ và chưa lan sang bạch huyết hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
– Giai đoạn 1A: ung thư ở cấp nhẹ và vẫn nằm hoàn toàn trong xương. Khối u có thể chèn ép thành xương và tạo thành vết sưng tấy nhưng chưa phát triển ra ngoài xương.
– Giai đoạn 1B: ung thư xương ở cấp độ nhẹ nhưng đã phát triển ra bên ngoài xương.
Giai đoạn 2: ung thư xương ở cấp độ nặng nhưng chưa lan sang các hạch bạch huyết hay bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
– Giai đoạn 2A: ung thư vẫn nằm hoàn toàn trong xương.
– Giai đoạn 2B: ung thư đã phát triển ra bên ngoài thành xương.
Giai đoạn 3: ung thư xương ở mọi cấp độ, đã lan lên trên mặt xương và sang các bộ phận khác của cơ thể.
Hóa trị: Sử dụng hóa trị trước mổ để đánh giá độ đáp ứng của cơ thể với liệu trình hóa trị, đồng thời tiên lượng bệnh xem tốc độ thu nhỏ của u như thế nào. Phác đồ sử dụng hóa chất phổ biến hiện nay là phối hợp axit folic, methotrexat với vincristin, mỗi đợt 21 ngày và chỉ dùng thuốc vào 3 ngày đầu để tiêm vào đường tĩnh mạch. Hóa chất còn được sử dụng sau mổ để giảm thiểu khả năng ung thư tái phát cũng như hạn chế di căn xa.
Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị ung thư xương để bảo tồn chức năng vận động, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo ghép phục hồi đoạn xương giả để thay thế đoạn xương đã mất nếu có. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật ung thư xương là giữ được mạch máu và tổ chức cơ đảm bảo khả năng vận động, đồng thời giữ được phần da che phủ.
Điều trị tia xạ: xạ trị được áp dụng để giảm đau tại chỗ và làm chậm quá trình lây lan của tế bào ác tính. Tùy theo loại mô bệnh học của ung thư xương mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng trị xạ phù hợp.
Ung thư xương là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và khó điều trị nhất vì tốc độ lây lan nhanh cũng như ảnh hưởng nhiều đến khung xương và chức năng vận động của cơ thể. Thấu hiểu những khó khăn và lo lắng của bệnh nhân Việt Nam trong quá trình điều trị ung thư xương, bệnh viện Hồng Ngọc đã hợp tác cùng các bệnh viện điều trị ung thư hàng đầu khu vực là Daegu Fatima và Kyungpook Hàn Quốc, Shoan Medical Memorial Hospital Nhật Bản cũng như BNH Thái Lan để mang đến dịch vụ điều trị ung thư tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo đó, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng sự trợ giúp của hệ thống máy móc tiên tiến trong cơ sở y tế quốc tế hàng đầu trong khu vực, góp phần gia tăng hiệu quả điều trị ung thư cho bệnh nhân.