Bệnh ung thư đường mật có lây không, ung thư đường mật có chữa được không…là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Vậy hãy cùng các chuyên gia của trung tâm Ung bướu Hồng Ngọc tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Muốn biết được ung thư đường mật có lây không trước hết phải biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Đến nay, các nhà điều trị vẫn chưa xác định được một cách chính xác nguyên nhân làm phát sinh bệnh ung thư đường mật, ung thư túi mật. Tuy nhiên nếu mắc một trong số các bệnh sau đây, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ung thư đường mật so với người bình thường:
– Bệnh sỏi mật: có đến 80% các bênh nhân ung thư có liên quan đến sỏi mật. Do đó phải loại bỏ sỏi để làm giảm nguy cơ phát triển thành ung thư. Một số bệnh khác liên quan đến đường mật như viêm đường mật, viêm túi mật, polyp túi mật, vôi hóa túi mật, … cũng có thể làm tăng nguy cơ này.
-Thực tế cho thấy, phần lớn những ca mắc ung thư đường mật là do sán lá gan gây ra. Loại sán này rất phổ biến ở Châu Á và Trung Đông, do đó mà ung thư đường mật thường phổ biến ở những vùng này.
-Tình trạng viêm đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, viêm ống mật, các bệnh tự miễn, bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công ống dẫn mật gây ra sẹo, làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này.
– Các căn bệnh bẩm sinh về đường mật như u nang ống mật chủ, nang đường mật trong gan, rối loạn chuyển hóa thiếu hụt alpha 1 –antitrypsin cũng là một yếu tố gây ung thư đường mật; hoặc người có tiền sử gia đình mắc bệnh này thì có nguy cơ cao hơn gấp 5 lần so với người khác.
– Phơi nhiễm với các loại hóa chất độc hại như dioxin được chứng minh làm tăng nguy cơ hình thành ung thư đường mật, hay gặp ở những người làm việc trong ngành công nghiệp hóa chất hoặc phải tiếp xúc với hóa chất trong một thời gian dài.
– Ngoài ra, lạm dụng các chất có cồn, chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá… cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư trong đó có thư đường mật.
– Bệnh ung thư đường mật thường xảy ra ở nhóm người trên 65 tuổi, không phân biệt giới tính, với tỉ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 2,5 lần so với nam giới.
Như vậy trong số các nguyên nhân gây bệnh ung thư đường mật không có nguyên nhân lây bệnh từ người này qua người khác. Chính vì vậy bạn không cần phải lo lắng bệnh ung thư đường mật có lây không? Và trên hết, để ngăn ngừa và kịp thời điều trị ung thư đường mật, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần, thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm.