Ung thư đường mật giai đoạn 4 được coi là giai đoạn cuối của căn bệnh nguy hiểm này. Lúc này, các phương pháp điều trị chỉ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các cơn đau đớn, khó chịu và kéo dài thêm thời gian sống.
Triệu chứng ung thư đường mật giai đoạn 4
Ung thư đường mật giai đoạn 4 sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ rệt do khối u đã phát triển và xâm lấn ra các bộ phận xung quanh, nguy hiểm hơn nó có thể di căn tới các cơ quan khác trên cơ thể gây ra đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Những triệu chứng của ung thư đường mật giai đoạn 4 bao gồm:
– Vàng da và ngứa da: tế bào ung thư ngày càng phát triển tạo sức ép lên ống mật khiến cho dịch mật không thể tiết vào đường ruột và chảy ngược vào máu gây ngứa và vàng da. Đây được coi là triệu chứng đặc trưng ở bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn 4.
– Đau bên phải vùng bụng: Người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng trên bên phải, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các cơn đau bột phát kéo dài lan đến tận vai phải.
– Xuất hiện khối u ở bên phải vùng bụng: Ở giai đoạn này, nhiều bệnh nhân sẽ thấy có khối u xuất hiện ở vùng thượng vị phải và chúng sẽ khiến kích thước túi mật ngày càng tăng lên rõ rệt.
– Gan to cũng là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư đường mật giai đoạn 4. Gan thường to ra và mềm với bờ tù, bệnh nhân có thể sờ thấy với mật độ mềm.
– Sốt và sút cân nhanh chóng: có khoảng 25% bệnh nhân sẽ gặp triệu này do bị nhiễm trùng ống mật. Ngoài ra, khoảng 90% bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, sợ dầu mỡ, ợ hơi, dạ dày hẹp, chán ăn, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Điều trị ung thư đường mật giai đoạn 4
Bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư đường mật nói riêng khi đã bước vào giai đoạn 4 thì cơ hội chữa khỏi bệnh là rất thấp do các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn tới các bộ phận khác, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này khiến cho điều trị dứt điểm gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, phần lớn bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn 4 thường không thể đáp ứng được các phương pháp điều trị nữa. Các phương pháp điều trị lúc này chỉ giúp giảm đau và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Thông thường, tùy vào giai đoạn cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư đường mật khác nhau. Nếu phát hiện bệnh sớm thì việc phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể giúp chữa lành bệnh. Còn khi kích thước khối u quá lớn, bệnh nhân có thể thực hiện cắt bỏ gan và tiến hành ghép gan.
Phương pháp hóa xạ trị có thể thực hiện trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u, tăng tỉ lệ thành công của phẫu thuật hoặc sử dụng sau phẫu thuật giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn 4 sống được bao lâu?
Không thể đưa ra một con số thật chính xác về thời gian sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn này bởi nó còn tùy thuộc vào tốc độ phát triển của tế bào ung thư, sức khỏe của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, khi đã bước sang giai đoạn 4 thì tiên lượng sống của bệnh nhân rất xấu, thời gian sống không còn được nhiều.
Đặc biệt, đây là thời điểm rất nhạy cảm đối với bệnh nhân khi họ sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm, buông xuôi, bi quan. Lúc này, gia đình cùng người thân phải động viên thường xuyên để họ an tâm vui sống và lạc quan hơn.