- Giới thiệu
- Bác sĩ
- Phương pháp điều trị
- Hình ảnh chuyên môn
Ung thư bạch cầu là căn bệnh ung thư ác tính duy nhất không tạo ra u bướu. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp, xảy ra ở những người có lượng bạch cầu tăng đột biến. Việc điều trị ung thư bạch cầu vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu phát triển vì các phương pháp điều trị hiện nay chưa mang lại hiệu quả cao.
Ung thư bạch cầu hay còn gọi là bệnh bạch cầu thuộc loại ung thư ác tính. Đây là bệnh ung thư của mô tạo máu, trong đó có tủy xương và hệ thống hạch bạch huyết. Căn bệnh này xuất hiện khi tủy xương sản xuất ra một số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường.
Bạch cầu trong cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tuy nhiên nếu loại tế bào này bị tăng lên đột biến thì sẽ dẫn đến hiện tượng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu bị phá hủy dần sẽ gây ra tình trạng thiếu máu dẫn đến chết.
Bệnh nhân mắc ung thư bạch cầu sẽ phải chịu đựng chứng thiếu máu và nhiễm trùng tái đi tái lại vì tủy xương không sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Đây là một dạng ung thư máu hiếm gặp, vì vậy những thông tin về nó vẫn là yếu tố quan trọng để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay, ung thư bạch cầu có các loại sau:
– Ung thư bạch cầu lympho cấp tính (ALL). Đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
– Ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp tính (AML). Đây là dạng bệnh bạch cầu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở người lớn hơn.
– Ung thư bạch cầu lympho mãn tính (CLL). Bệnh bạch cầu mãn tính phổ biến nhất ở người lớn.
– Ung thư bạch cầu tủy xương mãn tính (CML). Bệnh bạch cầu này chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn. Bệnh nhân mắc CML có thể có ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm bệnh vào giai đoạn tiến triển.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, có thể xác định một số yếu tố nguy cơ phát triển ung thư bạch cầu như sau:
– Điều trị ung thư từ trước: Những người đã có thực hiện hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác sẽ có nguy cơ phát triển một số loại ung thư bạch cầu.
– Bệnh di truyền: Những bất thường về di truyền đóng vai trò trong sự phát triển của ung thư bạch cầu. Một số bệnh di truyền như hội chứng Down được cho là làm tăng nguy cơ ung thư bạch cầu.
– Một số chứng rối loạn máu: Những người được chẩn đoán bị rối loạn máu như hội chứng myelodysplastic sẽ có nguy cơ cao bị ung thư bạch cầu.
– Tiếp xúc với bức xạ có nồng độ cao: Những người tiếp xúc với mức cao của bức xạ như nạn nhân của một tai nạn lò phản ứng hạt nhân sẽ có nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
– Tiếp xúc với hóa chất: Nếu tiếp xúc với một số hóa chất như benzen cũng dẫn đến nguy cơ gia tăng một số loại ung thư bạch cầu.
– Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp.
– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị ung thư bạch cầu thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người khác.
Hầu hết triệu chứng ung thư bạch cầu lympho là do sự thiếu hụt các tế bào máu và chỉ biểu hiện ra khi bệnh đã bước qua giai đoạn đầu:
– Chứng thiếu máu với mức hồng cầu thấp bất thường.
– Cơ thể dễ bị chảy máu và bầm tím do tiểu cầu hạ xuống thấp.
– Thường xuyên bị nhiễm trùng kéo dài mà không khỏi vì lượng bạch cầu trưởng thành trong cơ thể quá thấp không đủ để chống nhiễm trùng.
– Xương khớp đau nhức, kèm theo cảm giác khó chịu ở bụng, đau ngực.
– Mệt mỏi, chán ăn, nhợt nhạt, sút cân.
– Ra mồ hôi nhiều vào ban đêm
– Xuất hiện nhiều hạch bạch huyết, gan hoặc lá lách sưng to.
Xét nghiệm máu: Mẫu máu được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra số lượng tế bào tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu so với chỉ số thông thường và kiểm tra dưới kính hiển vi xem có sự xuất hiện của tế bào máu bất thường hay không.
Kiểm tra tủy xương: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu tủy xương từ xương hông để tìm kiếm tế bào bạch cầu trong tủy xương. Phương pháp này cũng phục vụ cho công tác dự đoán kết quả sau điều trị xem còn tế bào ung thư hay không.
Kiểm tra dịch não tủy: Phương pháp chọc dò tủy sống để kiểm tra sự hiện diện của tế bào bạch cầu trong não và tủy sống cũng như hệ thần kinh trung ương. Nếu phát hiện ra tế bào bạch cầu, bệnh nhân cần được thực hiện các liệu pháp điều trị bổ sung.
Các xét nghiệm khác: Kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng các xét nghiệm khác như siêu âm, chụp X-quang…, cũng như so sánh sự tiến triển của quá trình điều trị.
Không giống như hầu hết các loại ung thư, bệnh ung thư bạch cầu không có giai đoạn cụ thể để mô tả sự tiến triển vì nó có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau. Hiện nay, bệnh bạch cầu lympho mãn tính là loại phổ biến duy nhất của bệnh bạch cầu được phân giai đoạn theo hệ thống tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có những cách khác để phân loại các hình thức của bệnh bạch cầu.
Sau khi bệnh bạch cầu đã được chẩn đoán, việc xác định giai đoạn được thực hiện để tìm ra mức độ lan rộng của ung thư. Tuy nhiên, do bệnh bạch cầu có nhiều loại khác nhau nên chúng không có chung một hệ thống phân chia giai đoạn.
Hóa trị: Đây là hình thức điều trị chủ yếu dành cho bệnh nhân ung thư bạch cầu. Việc hóa trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa chất. Tùy thuộc vào loại ung thư bạch cầu, người bệnh có thể được hóa trị 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Các thuốc này có thể dạng thuốc viên, hoặc có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Phác đồ điều trị hóa chất thường được chia làm 3 giai đoạn là điều trị tấn công, điều trị dự phòng và điều trị duy trì.
Điều trị mục tiêu: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc điều trị để tấn công lỗ hổng cụ thể trong các tế bào ung thư nhằm kiểm soát tình trạng bệnh.
Xạ trị: sử dụng những tia sáng năng lượng cao để phá hủy những tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Xạ trị cho bệnh bạch cầu có thể được thực hiện trên từng bộ phận, từng khu vực hoặc trên toàn cơ thể bệnh nhân.
Cấy ghép tế bào gốc: cấy ghép tế bào gốc là phương pháp thay thế tủy xương bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, có thể hóa trị hoặc xạ trị ở mức độ cao để tiêu diệt tủy xương bệnh. Sau đó, truyền tế bào gốc khỏe mạnh vào để xây dựng lại tủy xương. Tế bào gốc có thể được lấy từ người hiến tặng hoặc từ bản thân.
Nhằm mang đến cho bệnh nhân cơ hội được tiếp cận và điều trị ung thư bạch cầu với các phương pháp tiên tiến nhất bởi đội ngũ chuyên gia giỏi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh viện Hồng Ngọc đem đến quy trình điều trị ung thư khép kín tại các bệnh viện ung bướu hàng đầu Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc như sau:
Với thế mạnh hợp tác quốc tế trong chẩn đoán và điều trị, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc chính thức hợp tác với các bệnh viện Thái Lan (bệnh viện BNH), Hàn Quốc (bệnh viện Daegu Fatima, Kyungpook) và Nhật Bản (bệnh viện Shonan Medical Memorial Hospital) để đáp ứng nhu cầu điều trị ung thư chuẩn quốc tế cho bệnh nhân Việt Nam.
Trong chương trình hợp tác này, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong khu vực, với những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.