- Giới thiệu
- Bác sĩ
- Phương pháp điều trị
- Hình ảnh chuyên môn
Hệ tiết niệu bao gồm 1 bàng quang, 1 niệu quản, 2 quả thận và 2 niệu đạo. Khi có khối u ác tính hình thành do sự phân chia của các tế bào bất thường và lan rộng tới các mô xung quanh tại hệ tiết niệu sẽ gây nên bệnh ung thư đường tiết niệu. Để điều trị ung thư tiết niệu, cần phát hiện bệnh sớm và có phác đồ kịp thời.
Ung thư đường tiết niệu là những khối u nguyên phát của đường tiết niệu, thường có nguồn gốc từ niêm mạc của đài bể thận và niệu quản. Cùng một lúc nhiều khối u ở các vị trí khác nhau có thể xuất hiện trên đường tiết niệu (30% trường hợp). Nguy cơ đồng thời có khối u bàng quang là 13% . Những khối u biểu mô của bàng quang chiếm từ 2% đến 8%. Những khối u đài bể thận nhiều gấp hai lần những khối u niệu quản (65%/35%).
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với những phương pháp chẩn đoán hiệu quả (siêu âm, nội soi niệu quản, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…) ung thư đường tiết niệu được phát hiện 60% ở giai đoạn khu trú, 30% ở giai đoạn xâm lấn tại chỗ, và chỉ có 5% ở giai đoạn di căn xa.
Có rất nhiều yếu tố được đánh giá là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư tiết niệu như sau:
Tuổi tác và giới tính: Ung thư tiết niệu thường xuất hiện nhiều ở những người nằm trong độ tuổi 50 – 70 và tần suất mắc căn bệnh này giảm đi theo độ tuổi. Bên cạnh đó, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tiết niệu cao hơn nữ giới.
– Môi trường: Đây là tác nhân chính khiến bệnh phát sinh. Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học như benzidine, chất nhuộm công nghiệp, beta-naphtylamine… trong suốt thời gian dài sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư tiết niệu cao hơn người khác.
– Thuốc lá: Theo nghiên cứu, có tới 60 – 80% các trường hợp mắc ung thư tiết niệu có liên quan tới việc nghiện hút thuốc lá.
– Một số loại thuốc: Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tiết niệu như Phenacetin và cyclophosphomide nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.
+ Phenacetin: 8% các trường hợp dùng thuốc giảm đau có thành phần phenacetine kéo dài (thời gian dùng trung bình là 22 năm).
+ Cyclophosphomide: Nguy cơ bị Ung thư đường tiết niệu tăng cao khi dùng loại thuốc này trên hai năm và dùng thường xuyên.
+ Acide aristolochique: Là thuốc để điều trị bệnh béo phì.
– Các bệnh nhân vùng Balkan: Những người sống ở vùng Balkan thường dễ mắc bệnh hơn những vùng khác.
– Di truyền: Hội chứng Lynch và hội chứng Muir – Torre là một trong những nguyên nhân gây Ung thư đường tiết niệu.
Đối với một số bệnh ung thư cục bộ thì thường không có dấu hiệu ung thư tiết niệu rõ ràng, tuy nhiên Ung thư đường tiết niệu nói chung có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
– Tắc niệu quản gây chứng thủy thũng thận khiến bệnh nhân thấy đau một bên với cơn đau quặn thắt
– Đái ra máu (80% các trường hợp) hoặc tinh dịch có lẫn máu.
– Khối u di căn gây đau xương.
– Tiêu đêm, khó tiểu, đi tiểu thường xuyên.
– Tủy sống bị chèn ép gây nên các triệu chứng thần kinh.
– Các triệu chứng toàn thân: Thiếu máu, mệt mỏi, sụt cân… là một trong những biểu hiện Ung thư đường tiết niệu đang tiến triển nhanh.
Chụp hệ tiết niệu
Tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch và chụp đường tiết niệu cho phép chẩn đoán được khoảng trên 80% các trường hợp có khối u đường tiết niệu.
Chụp cắt lớp
Kỹ thuật chụp cắt lớp giúp xác định được khối u, đánh giá chân khối u và mức độ lan rộng của khối u ra các vị trí khác như thận, rốn thận, tĩnh mạch và các hạch.
Cộng hưởng từ (MRI)
Kết quả hình ảnh do chụp cộng hưởng từ mang lại cũng giống như hình ảnh của kỹ thuật chụp cắt lớp, tuy nhiên độ nhạy của phương pháp MRI có thể đạt được gần 100% trong chẩn đoán vị trí tắc đường tiết niệu. Các bác sĩ thường chỉ định thực hiện phương pháp này khi bệnh nhân bị giảm chức năng thận.
Nội soi
– Soi niệu quản: Được áp dụng trong trường hợp cần làm sinh thiết trước khi xác định rõ ràng phương pháp điều trị phù hợp hoặc khi có sự nghi ngờ trong chẩn đoán.
– Soi bàng quang: Kỹ thuật soi bàng quang giúp phát hiện khối u bàng quang và u niệu quản sa vào lòng bàng quang.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp tìm các tế bào ung thư ở trong nước tiểu với độ nhạy nằm trong khoảng 35% – 97% các trường hợp có u ác tính.
Ung thư đường tiết niệu có thể là ung thư bàng quang, ung thư thận… vì vậy mỗi loại lại có những giai đoạn khác nhau. Việc xác định giai đoạn sẽ cho cho hiệu quả cao trong điều trị ung thư tiết niệu. Dưới đây là các giai đoạn của ung thư thận và Ung thư bàng quang – 2 loại điển hình của Ung thư đường tiết niệu:
Ung thư thận
Giai đoạn I: Giai đoạn sớm của bệnh, khối u đo được khoảng 7cm và không lớn hơn một quả bóng tennis, các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy trong thận.
Giai đoạn II: Khối u có kích thước lớn hơn giai đoạn I, nhưng vẫn còn giới hạn ở thận.
Giai đoạn III:
– Các tế bào ung thư đã lan tràn qua hệ thống bạch huyết đến một hạch bạch huyết gần đó mặc dù khối u không lan rộng ra ngoài thận.
– Khối u đã xâm lấn vào tuyến thượng thận, lớp mỡ hoặc mô xơ xung quanh thận, nhưng vẫn chưa lan tràn vượt ra ngoài lớp mô xơ.
– Các tế bào ung thư đã lan tràn từ thận đến một mạch máu lớn gần đó và có thể được tìm thấy trong một hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV:
– Khối u phát triển khá lớn và lan rộng ra ngoài lớp mô xơ xung quanh thận.
– Các tế bào ung thư được tìm thấy trong nhiều hơn một hạch bạch huyết.
– Ung thư đã di căn đến các nơi khác trong cơ thể như phổi.
Ung thư bàng quang
Giai đoạn I: Ung thư ở giai đoạn này xảy ra tại lớp lót bên trong của bàng quang và không xâm lấn cơ thành bàng quang.
Giai đoạn II: Tế bào ung thư lúc này đã xâm nhập vào thành bàng quang, nhưng vẫn nằm trong giới hạn bàng quang.
Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lan qua thành bàng quang và di chuyển tới mô xung quanh. Nó cũng có thể đã lây lan đến tử cung hoặc âm đạo ở phụ nữ và tuyến tiền liệt ở nam giới.
Giai đoạn IV: Tế bào ung thư có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết và một số cơ quan khác như phổi, xương hoặc gan.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ
Trong trường hợp ung thư niệu quản, phẫu thuật có thể cắt bỏ hoàn toàn niệu quản cùng với một vòng tổ chức mô xung quanh niệu quản. Tùy theo vị trí của khối u ở niệu quản như nhóm hạch trước xương cụt… mà bác sĩ sẽ xác định mức độ nạo vét hạch.
Với trường hợp ung thư thận hoặc khối u ở đài bể thận, phẫu thuật cắt bỏ thận, cắt bỏ toàn bổ tổ chức mỡ liên kết quanh thận kết hợp nạo hạch ở cạnh cuống thận.
Phẫu thuật bảo tồn
Căn cứ theo vị trí của khối u trong hệ tiết niệu, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cắt bỏ một phần niệu quản.
Xạ trị
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư tiết niệu phổ biến hiện nay. Xạ trị được chỉ định sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính kèm theo di căn tới hạch bạch huyết nhằm ngăn chặn sự lây lan của khối u.
Hóa trị
Hóa trị liệu là sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể người nhằm mục đích cô lập và tiêu diệt tế bào ung thư. Mỗi đợt hóa trị chỉ tiêu diệt một tỉ lệ nhất định các tế bào ung thư, nếu khối u quá to thì hóa trị sẽ không hiệu quả bởi vì tốc độ sản sinh tế bào ung thư mới nhanh hơn số lượng bị tiêu diệt.
Liệu pháp miễn dịch gia tốc kìm hãm
Được ví như một bước đột phá vĩ đại, Liệu pháp “gia tốc kìm hãm” của Nhật Bản đã mang đến kỷ nguyên mới cho cuộc chiến chống ung thư trên toàn thế giới và được các nhà y học đánh giá cao.
Trước tiên các tế bào miễn dịch sẽ được tách lọc từ máu của bệnh nhân và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm với đội ngũ chuyên nuôi cấy tại Nhật Bản, sau đó hoạt hóa và tiêm trở lại vào cơ thể người bệnh. Các tế bào miễn dịch này gồm có tế bào sát thủ Lymphokine hoạt hóa (LAK), tế bào sát thủ tự nhiên (tế bào NK), Cytotoxic T Lymphocytes (CTL), tế bào đuôi gai (DC)… sau đó sử dụng thuốc kháng thể kháng CTLA-4, PD-1 là Opdivo và Yervoy bắt đầu kìm hãm tế bào ung thư. Vì thế liệu pháp miễn dịch mới này không chỉ giúp ngăn chặn mà còn có khả năng tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư nhờ dễ dàng kích hoạt NK, T kết hợp thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch.
Đội ngũ chuyên gia giỏi của bệnh viện Hồng Ngọc và một trong các bệnh viện đối tác tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan sẽ xem xét hồ sơ, thăm khám, tư vấn cho từng bệnh nhân. Sau khi hội chẩn, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho mỗi trường hợp riêng biệt, tuy nhiên vẫn theo một quy trình chung, khép kín:
Hiểu thấu được ước ao sống khỏe mạnh của những bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Hồng Ngọc đã xây dựng mối quan hệ hợp tác y tế với các bệnh viện uy tín, chuyên chữa trị về Ung Bướu tại các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Theo chương trình hợp tác này, các bệnh nhân ung thư tại Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận với xu hướng chẩn đoán và điều trị ung thư tiên tiến nhất.
Sự hợp tác y tế sâu rộng của Hồng Ngọc và các đối tác nước ngoài chính là hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư Việt Nam, quan trọng bạn phải có niềm tin ở chính mình và niềm tin nới các y bác sĩ Hồng Ngọc.