- Giới thiệu
- Bác sĩ
- Phương pháp điều trị
- Hình ảnh chuyên môn
Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ít biểu hiện triệu chứng và khó tiên lượng, vì vậy liệu trình điều trị ung thư tuyến nước bọt đòi hỏi chuyên môn của đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống y tế tân tiến.
Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp AND, làm gia tăng số lượng tế bào ở tuyến nước bọt đến mức cơ thể không kiểm soát được và tạo nên khối ung thư.
Ung thư tuyến nước bọt gồm có hơn 10 loại khối u khác nhau. Trong đó, một số loại không gây nguy hiểm nhưng một số loại lại phát triển rất nhanh và gây nguy hiểm. Do đó, mặc dù chỉ chiếm 3-5% trong tổng số các trường hợp ung thư đầu cổ nhưng ung thư tuyến nước bọt lại là dạng ung thư nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Căn bệnh ung thư tuyến nước bọt thường phân bố rải rác thành nhiều u tuyến phụ ở các vị trí khác nhau, trong đó chỉ có 20% khối u là u ác tính. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt vẫn gặp nhiều khó khăn nên bệnh nhân thường đến thăm khám khi bệnh đã bước vào giai đoạn chuyển nặng.
Tính đến nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đi tìm hiểu nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt nhưng cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể có kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì.
Đối với một số loại u tuyến nước bọt, người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa sự tiếp xúc phóng xạ, quá trình phát triển các u tuyến nước bọt lành tính và ác tính với tình trạng nhiễm virus Epstein-Bar. Bên cạnh đó, các chuyên gia có thể xác định được một số yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến nước bọt sau đây:
– Độ tuổi trên 40: Mặc dù ung thư tuyến nước bọt là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng những người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Phơi nhiễm bức xạ: Việc phải sử dụng bức xạ mạnh trong điều trị bệnh lý bất kỳ có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
– Tiếp xúc với các chất hóa học: Những người làm việc và phải tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học như hợp kim niken và bụi silica có thể có nguy cơ cao bị ung thư tuyến nước bọt.
– Các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác: bao gồm yếu tố di truyền, các yếu tố liên quan đến chế độ ăn như ăn ít rau và trái cây có thể liên quan tới sự phát triển u tuyến nước bọt. Có một số bằng chứng khác cho thấy phụ nữ bị ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh cao mặc dù cơ sở của mối liên hệ này vẫn chưa được xác định rõ.
Tùy thuộc vào vị trí u tuyến mà triệu chứng ung thư tuyến nước bọt sẽ thể hiện khác nhau:
U tuyến mang tai: U ở các thùy sâu, khối u không có ranh giới rõ ràng. Khối u thường cứng và không đau. Nếu bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt nữa thì nhiều khả năng đây là khối u ác tính. Nếu kèm theo hạch to thì có thể bệnh đã phát triển đến giai đoạn di căn.
U tuyến dưới hàm: Khối u ở vị trí này thường không có triệu chứng gì đặc biệt, khối u này có thể là di căn hạch hoặc do các tổn thương lành tính, người bệnh không nên quá bi quan mà hãy đi thăm khám chuyên sâu để xác định xem đó có phải là tế bào ung thư ác tính hay không.
U tuyến nước bọt nhỏ: Khối u ở vị trí này thường không đau và nằm dưới niêm mạc vòm họng hoặc niêm mạc miệng. Trong nhiều trường hợp, khối u có thể bị loét. Nếu nằm ở trong xoang hàm hoặc khoang mũi, khối u sẽ gây sung huyết dẫn đến ngạt mũi, thay đổi thị giác hoặc cứng khít hàm.
Chụp cộng hưởng từ: Sử dụng hệ thống chụp cộng hưởng từ hiện đại để hiển thị hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể và tầm soát khối u.
Chụp CT: Mang đến hình ảnh chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau của các bộ phận trong cơ thể. Người bệnh sẽ được tiêm một chất đặc biệt vào tĩnh mạch để hình ảnh các mô và cơ quan hiện lên rõ qua máy x-ray kết nối.
PET scan: Bằng cách đưa một lượng nhỏ phóng xạ vào trong cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch, phương pháp này có thể tầm soát các khối u ác tính ở khắp cơ thể.
Nội soi: Phương pháp hỗ trợ quan sát miệng, cổ họng và thanh quản qua một ống nhỏ chuyên dụng. Các bác sĩ có thể kết hợp chọc lấy mô và tế bào để làm sinh thiết và giải phẫu bệnh học kiểm tra dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt.
Ung thư tuyến nước bọt được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn I: Khối u có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm và chỉ khu trú tại tuyến nước bọt.
Giai đoạn II: Khối u có đường kính từ 2-4 cm, khu trú tại tuyến nước bọt và chưa phát triển ra ngoài nhu mô tuyến.
Giai đoạn III: Giai đoạn này khối u đã lớn hơn 4 cm và/ hoặc đã phát triển ra ngoài nhu mô tuyến.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn khối u đã di căn xa. Lúc này các tế bào ung thư đã xâm lấn đến da, xương hàm, ống tai hoặc dây thần kinh trên mặt hoặc khối u đã xâm lấn nền sọ, các lá xương bướm,…
Phẫu thuật: Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu, phương pháp phẫu thuật kết hợp nạo vét hạch bạch huyết ở cổ và hàm được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư tuyến nước bọt và mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, nếu khối u đã có kích thước lớn hay nằm sâu ở trong tuyến thì sẽ khó loại bỏ được hoàn toàn.
Xạ trị: Trước khi phẫu thuật, phương pháp xạ trị được áp dụng để thu nhỏ kích thước khối u. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên kết hợp điều trị tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại. Phương pháp này cũng thích hợp với bệnh nhân giai đoạn nặng, bệnh nhân không đủ sức khỏe để gây mê dài khi phẫu thuật hoặc khối u nằm ở vị trí khó có thể bóc tách được hết khi phẫu thuật.
Hóa trị: Đây không phải là phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt phổ biến nhưng vẫn được áp dụng với trường hợp ung thư ở giai đoạn muộn, khối u đã lây lan sang các bộ phận khác, hoặc trường hợp ung thư tái phát sau phẫu thuật và xạ trị.
Để đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị ung thư chất lượng cao cho người bệnh, bệnh viện Hồng Ngọc đã hợp tác với nhiều đối tác là các bệnh viện hàng đầu Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm mang đến quy trình điều trị ung thư khép kín khoa học như sau:
Trong chương trình hợp tác giữa bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc và bệnh viện BNH Thái Lan, bệnh viện Daegu Fatima và Kyungpook uy tín tại Hàn Quốc, bệnh nhân ung thư Việt Nam sẽ được tận hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt theo liệu trình điều trị hiệu quả chuẩn quốc tế, với sự theo sát của các chuyên gia y tế hàng đầu khu vực.
Hi vọng rằng với quy trình điều trị ung thư khoa học, kết hợp cùng nhiều chuyên gia và cơ sở y tế hàng đầu tại các nước sẽ mang đến cơ hội chữa khỏi bệnh và củng cố thêm niềm hi vọng cho bệnh nhân ung bướu của Việt Nam..