- 1. Tất cả
- 2. Câu hỏi thường gặp khác
- 3. Ung thư vú
- 4. Ung thư phụ khoa
- 1. Có nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm không ?
Xin bác sĩ cho tôi hỏi ở độ tuổi nào thường dễ bị ung thư cổ tử cung và có nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện nay, độ tuổi trường hợp bị ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi trên 30. Bệnh thường không có các dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn đầu và thường bắt gặp ở những phụ nữ không xét nghiệm Pap trong hơn 5 năm. Bởi vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm là rất cần thiết.
Thực hiện thăm khám và tầm soát ung thư cổ tử cung sớm có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và có cơ hội điều trị dễ dàng hơn. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung như thử nghiệm Papanicolaou (Pap Smear hoặc Pap) nhằm phát hiện những thay đổi có thể chuyển biến sang ung thư cổ tử cung hoặc theo dõi khi thấy các tế bào bất bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV bằng cách sử dụng một mẫu tế bào hay làm một mẫu thứ hai lấy ngay sau khi thử nghiệm Pap. Trường hợp kết quả cho dương tính với HPV ở nguy cơ cao cần được theo dõi nhằm đảm bảo tế bào bất thường không có cơ hội phát triển.
Bởi vậy, phụ nữ nên được sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm ở tuổi trên 21. Trường hợp phụ nữ không còn quan hệ tình dục hay không còn khả năng sinh sản vẫn nên thực hiện tầm soát, xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của mình luôn được bảo vệ.
- 2. Bệnh nhân ung thư vú nên ăn những gì để tốt cho sức khỏe ?
Chào bác sĩ, bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng phương pháp hóa trị thì nên ăn những gì để tốt cho sức khỏe . Không biết là có cần kiêng ăn đậu phụ hoặc các chế phẩm từ đậu không vì nghe nói đậu nành có chứa nhiều lượng estrogen?
Trần Hoài, Nam Định
Trả lời
Chào bạn,
Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư vú bằng hóa trị hoặc xạ trị thì thường cần tránh ăn uống các chất chống oxy hóa như nho, việt quất…. để tránh làm giảm tác dụng của các phương pháp này. Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị ung thư vú cũng cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) vì chúng có chứa rất nhiều chất béo gây hại cho sức khỏe. Nên ăn nhiều cá, hoa quả tươi và ngũ cốc, trong đó có đậu nành.
Estrogen là một loại nội tiết tố có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp của phụ nữ. Nếu thiếu hormone này sẽ dễ dẫn đến tình trạng xương kém và béo phì. Việc bổ sung nội tiết tố quá đà lại như một con dao hai lưỡi, vừa giúp làm đẹp lại vừa có thể gây ra bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, nếu bổ sung estrogen có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên thì lại không hề gây ra nguy hiểm cho sức khỏe mà còn có thể giúp phòng chống bệnh loãng xương. Do đó, bệnh nhân ung thư vú vẫn có thể ăn đậu nành hoặc các chế phầm từ đậu nành bình thường.
- 3. Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung ?
Chào bác sĩ, em năm nay 23 tuổi, em mới lập gia đình được nửa năm. Bình thường chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều nhưng tháng này ngày kinh của em đến trễ hơn 1 tuần, kéo dài 4 ngày thì sạch nhưng sau đó 2-3 ngày em lại thấy có ra một ít máu sẫm màu. Thi thoảng em thấy đau lưng và đau xương chậu. Như vậy không biết có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung hay không. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.
Hiền, Bắc Ninh
Trả lời
Chào bạn, cũng như các loại bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu như cháy máu âm đạo bất thường, đau và ra máu khi quan hệ, đau nhức xương chậu… thì chứng tỏ bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn. Tuy nhiên các triệu chứng này của ung thư cổ tử cung cũng có thể tương tự với của một số bệnh khác. Do đó, cách tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa để khám và chẩn đoán chính xác.
Bạn nên khám phụ khoa định kỳ và thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Hiện nay bạn vẫn đang nằm trong độ tuổi có thể tiêm ngừa HPV nên hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm chủng, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn.
- 4. Bệnh ung thư buồng trứng có yếu tố di truyền không ?
Tôi năm nay 45 tuổi, tôi có người chị họ đang bị ung thư buồng trứng. Theo những gì tôi được biết thì căn bệnh này có yếu tố di truyền nên tôi thấy rất lo lắng, không biết mình có khả năng mắc bệnh hay không thưa bác sĩ?
Nga, Thanh Hóa
Trả lời
Chào bạn,
Theo các nghiên cứu dịch tễ thì ung thư buồng trứng có tính di truyền. Nếu những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, chị em gái ruột, con gái) với bạn đã từng mắc căn bệnh này thì khả năng bạn cũng mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều so với những người khác. Với trường hợp quan hệ huyết thống khác (chị em họ gần, cô, dì, bà) mắc bệnh ung thư buồng trứng thì nguy cơ của bạn sẽ thấp hơn 1 chút nhưng vẫn có thể cao hơn bình thường.
Đối với căn bệnh này, càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng khi ở giai đoạn sớm. Do đó, với trường hợp trong gia đình đã có người thân bị ung thư buồng trứng thì nên đi khám và làm xét nghiệm định kỳ 6 tháng/1 lần để tầm soát bệnh sớm.
- 5. Khi nào thì cần đi khám và khi khám định kỳ ?
Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh ung thư nội mạc tử cung có những triệu chứng như thế nào? Khi nào thì cần đi khám và khi khám định kỳ thì cần yêu cầu làm những xét nghiệm gì? Cảm ơn bác sĩ.
Thu Hằng, Hà Nội
Trả lời
Chào bạn,
Bệnh ung thư nội mạc tử cung thường khó chẩn đoán nhưng có thể được phát hiện ở trong giai đoạn sớm nên việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này là xuất huyết âm đạo bất thường, ngày kinh kéo dài, kinh nguyệt có nhiều cục máu hoặc ra huyết không theo đúng chu kỳ. Ngoài ra, ung thư nội mạc tử cung còn có một số triệu chứng khác như ra khí hư có mùi hôi, khí hư lẫn máu, chảy máu khi quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn có thể gây ra tình trạng thiếu máu, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, tiểu ra máu, khó khăn khi đi tiểu…
Khi thấy những triệu trứng kể trên đặc biệt là chảy máu âm đạo bất thường thì bạn cần đi đến bệnh viên có chuyên khoa sản để khám càng sớm càng tốt. Và cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ung thư nội mạc tử cung cũng như các bệnh ung thư phụ khoa khác là khám định kỳ mỗi năm 2 lần. Nếu có nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như sinh thiết nội mạc tử cung, phết tế bào cổ tử cung, nạo sinh thiết… để xác định chẩn đoán.
- 6. Các xét nghiệm cần thiết khi khám ung thư vú?
Chào bác sĩ, em năm nay 31 tuổi, đã kết hôn và có 1 con. Em thấy ngực mình có một số dấu hiệu bất thường, nên rất lo lắng không biết có phải bị ung thư vú hay không, và muốn đến gặp bác sĩ khám xem sao. Vậy khám ung thư vú cần phải làm những xét nghiệm nào ạ?
Nguyễn Linh, Hà Nội
Trả lời:
Chào bạn, để chẩn đoán chính xác có bị ung thư vú hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế để thực hiện thăm khám chuyên sâu như:
- Xét nghiệm lâm sàng
- Chụp X quang tuyến vú
- Siêu âm vú
- Chụp cắt lớp vi tính CT
- Sinh thiết
Các xét nghiện, chẩn đoán chuyên sâu trên sẽ giúp bác sĩ xác định rõ bạn có mắc ung thư vú hay không. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng của bệnh nhân và mức độ bệnh cụ thể để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- 7. Nổi cục ở vú có phải ung thư vú hay không?
Chào bác sĩ, em thấy ở bầu ngực mình có một cục u nổi lên hơi sưng, ấn vào thấy đau, em rất lo lắng không biết có phải bị ung thư vú hay không?
Hiền, Nghệ An
Trả lời:
Chào bạn, bộ ngực của phụ nữ là một cơ quan nhạy cảm. Nó thường có những thay đổi khiến bạn không thể không quan tâm, có lúc bạn thấy ngực cương, đầu nhũ hoa đau nhức thậm chí ngay cả khi không chạm tới, hoặc có khi xuất hiện những u cục hơi sưng lên tại bầu ngực... Những dấu hiệu trên có khi chỉ là những bệnh lý tuyến vú lành tính như xơ nang tuyến vú, bướu sợi tuyến, viêm tuyến vú, u nang tuyến vú... Những dạng u lành tính sẽ không biến chứng thành ung thư. Tuy vậy, cũng không loại trừ dấu hiệu của các bệnh cấp tính cần điều trị ngay. Và cũng rất có thể có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, khi phát hiện các khối u bất thường, việc đầu tiên bạn cần làm là đến bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời. Điều đó giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý ác tính, cũng như ngăn chặn biến chứng nếu có. Ngoài ra, việc nắm rõ tình trạng sức khỏe và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, cũng sẽ giúp bạn yên tâm, thoải mái tinh thần hơn.
- 8. Tự khám vú tại nhà như thế nào?
Chào bác sĩ, em năm nay 23 tuổi, chưa lập gia đình. Gia đình em có dì em bị mắc bệnh ung thư vú, em cũng nghe nói bệnh này có khả năng di truyền. Do vậy em rất muốn biết cách tự khám ung thư vú tại nhà như thế nào cho đúng, để có thể thường xuyên theo dõi được tình trạng sức khỏe của bộ ngực mình ạ?
Hoài Lê, Lào Cai
Trả lời:
Chào bạn, tự khám ngực tại nhà là việc nên làm thường xuyên đối với phụ nữ để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: cởi bỏ áo và đứng trước gương, xuôi 2 tay, quan sát các dấu hiệu bên ngoài dễ nhìn thấy như tiết dịch núm vú, núm vụ bị thụt vào trong, nhăn bề mặt vú, viêm da quanh vùng vú… hay không.
- Bước 2: dùng tay để kiểm tra vú. Nâng một bên cánh tay lên áp sát đầu, dùng tay còn lại kiểm tra vú.
- Bước 3: giơ hai tay lên đầu và quan sát trước gương.
- Bước 4: đặt cánh tay đối diện ra sau cơ ngực và ấn nhẹ xuống để kiểm tra ngực.
- Bước 5: kiểm tra vú ở tư thế nằm
Thời điểm thích hợp nhất để tự khám vú là 5 ngày sau khi hết "tuần nguyệt san".
Cách tự khám vú tại nhà giúp chị em sớm phát hiện các bất thường của tuyến vú. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh qua các thăm khám chuyên sâu.
- 9. Nguyên nhân của bệnh ung thư đại trực tràng là do đâu?
Chào bác sĩ, bố tôi bị ung thư đại tràng giai đoạn 2 và đang quá trình điều trị. Không biết nguyên nhân của bệnh ung thư đại tràng là do đâu? Vì trước đó bố tôi cũng không có biểu hiện gì đặc biệt, ăn uống sinh hoạt cũng khá điều độ.
Quang Anh, Sơn La
Trả lời:
Chào bạn, bệnh ung thư đại trực tràng đang khá phổ biến ở Việt Nam ta. Hiện nay y học cũng chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh như sau:
Thói quen ăn uống
Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt, ít chất xơ trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Chế độ ăn nhiều chất béo kích thích bài tiết mật và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí trong ruột.
Khi muối mật và cholesterol phản ứng với vi khuẩn yếm khí tạo thành một chất mới, cholesterol không bão hòa, như axit lithocholic và axit deoxycholic sẽ không ngừng tăng lên. Cả hai yếu tố này sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của ung thư trực tràng.
Thuốc lá, rượu
Hút thuốc làm tăng nguy cơ u đại tràng và ung thư đại tràng. Người hút thuốc có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 20% so với người không hút thuốc. Uống quá nhiều rượu bia, làm tăng nguy cơ phát triển u đại tràng. Nếu hút thuốc và uống rượu, nguy cơ tăng nhiều hơn
Bệnh viêm mãn tính kích ứng
Ung thư trực tràng được hình thành từ những kích thích lâu dài của các chứng viêm như viêm loét đại tràng mãn tính, phù nề niêm mạc ruột và chảy máu. Sự phá hủy và sửa chữa lặp đi lặp lại sẽ tăng sinh mô sợi, làm dày thành ruột, gây hẹp ống ruột, thay đổi tế bào biểu mô, u hạt và nhiều polyp.
Do đó, các chứng viêm mãn tính kích thích cũng là nguyên nhân gây ra ung thư trực tràng.
Yếu tố di truyền
Nhiều bệnh nhân có tiền sử lâm sàng mà người nhà từng có tiền sử có bệnh liên quan đến ung thư hoặc các khối u, ví dụ như polyp tuyến thượng thận có yếu tố gia đình, hoặc ung thư đại trực tràng không do di truyền.
Các yếu tố di truyền của ung thư trực tràng, trong gia đình bệnh nhân mắc bệnh này, khoảng 1/4 bệnh nhân là do tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và một nửa trong số họ là khối u đường tiêu hóa. Do đó, yếu tố di truyền cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
- 10. Béo phì có phải là nguyên nhân gây ung thư không?
Chào bác sĩ, em năm nay 35 tuổi, cao 1m65, nặng 82kg, đang trong tình trạng khó kiểm soát được cân nặng. Em đang khá lo lắng, không biết béo phì có thể là nguyên nhân gây ra ung thư không?
Hải Phạm, Hải Phòng
Trả lời:
Chào bạn, thừa cân – béo phì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, và nó có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác nhau, trong đó có ung thư. Béo phì có thể tác động lên mọi hoạt động của cơ thể bạn và khiến chúng không còn hoạt động hiệu quả. Chính điều này dẫn đến ung thư. Một trong những cách mà béo phì gây ra ung thư chính là trọng lượng dư thừa khiến cho cơ thể sản xuất và lưu hành nhiều estrogen và insulin, những nội tiết tố có thể kích thích sự phát triển của ung thư.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) đã đánh giá toàn diện về mối liên hệ giữa béo phì và 12 loại ung thư nguy hiểm khác nhau, đang có chiều hướng gia tăng: ung thư dạ dày, miệng- cổ họng, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tuyến tiền liệt...
Do đó, bạn cần cố gắng điều chỉnh chế độ ăn kiêng phù hợp, kết hợp với việc luyện tập thể chất và sinh hoạt điều độ để kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh để béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra những loại bệnh liên quan.
- 11. Có thể điều trị ung thư theo quy trình khép kín tại BV Hồng Ngọc không?
Chào bác sĩ, tôi nghe nói Bệnh viện Hồng Ngọc có liên kết với các bệnh viện nổi tiếng về điều trị ung thư tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Vậy nghĩa là bệnh nhân sẽ đăng ký điều trị ở nước ngoài hay là điều trị tại bệnh viện Hồng Ngọc?
Định, Thái Nguyên
Trả lời:
Chào bạn, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện có hợp tác với các bệnh viện nổi tiếng thế giới tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong điều trị ung thư. Do sẵn thế mạnh về hợp tác y tế quốc tế,chúng tôi muốn mang đến cho bệnh nhân ung thư thêm nhiều lựa chọn điều trị bằng các liệu pháp tiên tiến hàng đầu.
Hiện nay, khoa Ung bướu của Bệnh viện Hồng Ngọc đã mở rộng và phát triển, có thể tiếp nhận điều trị các loại bệnh ung thư từ giai đoạn đầu cho tới giai đoạn cuối với dịch vụ toàn diện từ khâu thăm khám, chẩn đoán, đưa ra phác đồ, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và chăm sóc hậu phẫu.
Với quy trình khép kín chuyên nghiệp, tất cả các khâu từ thăm khám và xét nghiệm và điều trị đều do các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, các bước điều trị tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chuẩn khoa học; bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại bệnh viện mà không cần phải đến nơi khác, giúp tiết kiệm phần lớn thời gian, công sức và chi phí, cùng với dịch vụ 5 sao và các liệu pháp tâm lý sẽ là chìa khóa mang lại thành công và hy vọng cho các bệnh nhân ung thư.
- 1. Khi nào thì cần đi khám và khi khám định kỳ ?
Xin bác sĩ cho tôi hỏi bệnh ung thư nội mạc tử cung có những triệu chứng như thế nào? Khi nào thì cần đi khám và khi khám định kỳ thì cần yêu cầu làm những xét nghiệm gì? Cảm ơn bác sĩ.
Thu Hằng, Hà Nội
Trả lời
Chào bạn,
Bệnh ung thư nội mạc tử cung thường khó chẩn đoán nhưng có thể được phát hiện ở trong giai đoạn sớm nên việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này là xuất huyết âm đạo bất thường, ngày kinh kéo dài, kinh nguyệt có nhiều cục máu hoặc ra huyết không theo đúng chu kỳ. Ngoài ra, ung thư nội mạc tử cung còn có một số triệu chứng khác như ra khí hư có mùi hôi, khí hư lẫn máu, chảy máu khi quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn có thể gây ra tình trạng thiếu máu, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, tiểu ra máu, khó khăn khi đi tiểu…
Khi thấy những triệu trứng kể trên đặc biệt là chảy máu âm đạo bất thường thì bạn cần đi đến bệnh viên có chuyên khoa sản để khám càng sớm càng tốt. Và cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ung thư nội mạc tử cung cũng như các bệnh ung thư phụ khoa khác là khám định kỳ mỗi năm 2 lần. Nếu có nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như sinh thiết nội mạc tử cung, phết tế bào cổ tử cung, nạo sinh thiết… để xác định chẩn đoán.
- 2. Nguyên nhân của bệnh ung thư đại trực tràng là do đâu?
Chào bác sĩ, bố tôi bị ung thư đại tràng giai đoạn 2 và đang quá trình điều trị. Không biết nguyên nhân của bệnh ung thư đại tràng là do đâu? Vì trước đó bố tôi cũng không có biểu hiện gì đặc biệt, ăn uống sinh hoạt cũng khá điều độ.
Quang Anh, Sơn La
Trả lời:
Chào bạn, bệnh ung thư đại trực tràng đang khá phổ biến ở Việt Nam ta. Hiện nay y học cũng chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh như sau:
Thói quen ăn uống
Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt, ít chất xơ trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Chế độ ăn nhiều chất béo kích thích bài tiết mật và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí trong ruột.
Khi muối mật và cholesterol phản ứng với vi khuẩn yếm khí tạo thành một chất mới, cholesterol không bão hòa, như axit lithocholic và axit deoxycholic sẽ không ngừng tăng lên. Cả hai yếu tố này sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của ung thư trực tràng.
Thuốc lá, rượu
Hút thuốc làm tăng nguy cơ u đại tràng và ung thư đại tràng. Người hút thuốc có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 20% so với người không hút thuốc. Uống quá nhiều rượu bia, làm tăng nguy cơ phát triển u đại tràng. Nếu hút thuốc và uống rượu, nguy cơ tăng nhiều hơn
Bệnh viêm mãn tính kích ứng
Ung thư trực tràng được hình thành từ những kích thích lâu dài của các chứng viêm như viêm loét đại tràng mãn tính, phù nề niêm mạc ruột và chảy máu. Sự phá hủy và sửa chữa lặp đi lặp lại sẽ tăng sinh mô sợi, làm dày thành ruột, gây hẹp ống ruột, thay đổi tế bào biểu mô, u hạt và nhiều polyp.
Do đó, các chứng viêm mãn tính kích thích cũng là nguyên nhân gây ra ung thư trực tràng.
Yếu tố di truyền
Nhiều bệnh nhân có tiền sử lâm sàng mà người nhà từng có tiền sử có bệnh liên quan đến ung thư hoặc các khối u, ví dụ như polyp tuyến thượng thận có yếu tố gia đình, hoặc ung thư đại trực tràng không do di truyền.
Các yếu tố di truyền của ung thư trực tràng, trong gia đình bệnh nhân mắc bệnh này, khoảng 1/4 bệnh nhân là do tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và một nửa trong số họ là khối u đường tiêu hóa. Do đó, yếu tố di truyền cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
- 3. Béo phì có phải là nguyên nhân gây ung thư không?
Chào bác sĩ, em năm nay 35 tuổi, cao 1m65, nặng 82kg, đang trong tình trạng khó kiểm soát được cân nặng. Em đang khá lo lắng, không biết béo phì có thể là nguyên nhân gây ra ung thư không?
Hải Phạm, Hải Phòng
Trả lời:
Chào bạn, thừa cân – béo phì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, và nó có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác nhau, trong đó có ung thư. Béo phì có thể tác động lên mọi hoạt động của cơ thể bạn và khiến chúng không còn hoạt động hiệu quả. Chính điều này dẫn đến ung thư. Một trong những cách mà béo phì gây ra ung thư chính là trọng lượng dư thừa khiến cho cơ thể sản xuất và lưu hành nhiều estrogen và insulin, những nội tiết tố có thể kích thích sự phát triển của ung thư.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) đã đánh giá toàn diện về mối liên hệ giữa béo phì và 12 loại ung thư nguy hiểm khác nhau, đang có chiều hướng gia tăng: ung thư dạ dày, miệng- cổ họng, gan, buồng trứng, ruột, túi mật, thận, thực quản, tuyến tụy, tử cung, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tuyến tiền liệt...
Do đó, bạn cần cố gắng điều chỉnh chế độ ăn kiêng phù hợp, kết hợp với việc luyện tập thể chất và sinh hoạt điều độ để kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh để béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra những loại bệnh liên quan.
- 4. Có thể điều trị ung thư theo quy trình khép kín tại BV Hồng Ngọc không?
Chào bác sĩ, tôi nghe nói Bệnh viện Hồng Ngọc có liên kết với các bệnh viện nổi tiếng về điều trị ung thư tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Vậy nghĩa là bệnh nhân sẽ đăng ký điều trị ở nước ngoài hay là điều trị tại bệnh viện Hồng Ngọc?
Định, Thái Nguyên
Trả lời:
Chào bạn, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện có hợp tác với các bệnh viện nổi tiếng thế giới tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong điều trị ung thư. Do sẵn thế mạnh về hợp tác y tế quốc tế,chúng tôi muốn mang đến cho bệnh nhân ung thư thêm nhiều lựa chọn điều trị bằng các liệu pháp tiên tiến hàng đầu.
Hiện nay, khoa Ung bướu của Bệnh viện Hồng Ngọc đã mở rộng và phát triển, có thể tiếp nhận điều trị các loại bệnh ung thư từ giai đoạn đầu cho tới giai đoạn cuối với dịch vụ toàn diện từ khâu thăm khám, chẩn đoán, đưa ra phác đồ, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và chăm sóc hậu phẫu.
Với quy trình khép kín chuyên nghiệp, tất cả các khâu từ thăm khám và xét nghiệm và điều trị đều do các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, các bước điều trị tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chuẩn khoa học; bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại bệnh viện mà không cần phải đến nơi khác, giúp tiết kiệm phần lớn thời gian, công sức và chi phí, cùng với dịch vụ 5 sao và các liệu pháp tâm lý sẽ là chìa khóa mang lại thành công và hy vọng cho các bệnh nhân ung thư.
- 1. Bệnh nhân ung thư vú nên ăn những gì để tốt cho sức khỏe ?
Chào bác sĩ, bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng phương pháp hóa trị thì nên ăn những gì để tốt cho sức khỏe . Không biết là có cần kiêng ăn đậu phụ hoặc các chế phẩm từ đậu không vì nghe nói đậu nành có chứa nhiều lượng estrogen?
Trần Hoài, Nam Định
Trả lời
Chào bạn,
Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư vú bằng hóa trị hoặc xạ trị thì thường cần tránh ăn uống các chất chống oxy hóa như nho, việt quất…. để tránh làm giảm tác dụng của các phương pháp này. Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị ung thư vú cũng cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) vì chúng có chứa rất nhiều chất béo gây hại cho sức khỏe. Nên ăn nhiều cá, hoa quả tươi và ngũ cốc, trong đó có đậu nành.
Estrogen là một loại nội tiết tố có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp của phụ nữ. Nếu thiếu hormone này sẽ dễ dẫn đến tình trạng xương kém và béo phì. Việc bổ sung nội tiết tố quá đà lại như một con dao hai lưỡi, vừa giúp làm đẹp lại vừa có thể gây ra bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, nếu bổ sung estrogen có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên thì lại không hề gây ra nguy hiểm cho sức khỏe mà còn có thể giúp phòng chống bệnh loãng xương. Do đó, bệnh nhân ung thư vú vẫn có thể ăn đậu nành hoặc các chế phầm từ đậu nành bình thường.
- 2. Các xét nghiệm cần thiết khi khám ung thư vú?
Chào bác sĩ, em năm nay 31 tuổi, đã kết hôn và có 1 con. Em thấy ngực mình có một số dấu hiệu bất thường, nên rất lo lắng không biết có phải bị ung thư vú hay không, và muốn đến gặp bác sĩ khám xem sao. Vậy khám ung thư vú cần phải làm những xét nghiệm nào ạ?
Nguyễn Linh, Hà Nội
Trả lời:
Chào bạn, để chẩn đoán chính xác có bị ung thư vú hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế để thực hiện thăm khám chuyên sâu như:
- Xét nghiệm lâm sàng
- Chụp X quang tuyến vú
- Siêu âm vú
- Chụp cắt lớp vi tính CT
- Sinh thiết
Các xét nghiện, chẩn đoán chuyên sâu trên sẽ giúp bác sĩ xác định rõ bạn có mắc ung thư vú hay không. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng của bệnh nhân và mức độ bệnh cụ thể để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- 3. Nổi cục ở vú có phải ung thư vú hay không?
Chào bác sĩ, em thấy ở bầu ngực mình có một cục u nổi lên hơi sưng, ấn vào thấy đau, em rất lo lắng không biết có phải bị ung thư vú hay không?
Hiền, Nghệ An
Trả lời:
Chào bạn, bộ ngực của phụ nữ là một cơ quan nhạy cảm. Nó thường có những thay đổi khiến bạn không thể không quan tâm, có lúc bạn thấy ngực cương, đầu nhũ hoa đau nhức thậm chí ngay cả khi không chạm tới, hoặc có khi xuất hiện những u cục hơi sưng lên tại bầu ngực... Những dấu hiệu trên có khi chỉ là những bệnh lý tuyến vú lành tính như xơ nang tuyến vú, bướu sợi tuyến, viêm tuyến vú, u nang tuyến vú... Những dạng u lành tính sẽ không biến chứng thành ung thư. Tuy vậy, cũng không loại trừ dấu hiệu của các bệnh cấp tính cần điều trị ngay. Và cũng rất có thể có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, khi phát hiện các khối u bất thường, việc đầu tiên bạn cần làm là đến bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời. Điều đó giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý ác tính, cũng như ngăn chặn biến chứng nếu có. Ngoài ra, việc nắm rõ tình trạng sức khỏe và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, cũng sẽ giúp bạn yên tâm, thoải mái tinh thần hơn.
- 4. Tự khám vú tại nhà như thế nào?
Chào bác sĩ, em năm nay 23 tuổi, chưa lập gia đình. Gia đình em có dì em bị mắc bệnh ung thư vú, em cũng nghe nói bệnh này có khả năng di truyền. Do vậy em rất muốn biết cách tự khám ung thư vú tại nhà như thế nào cho đúng, để có thể thường xuyên theo dõi được tình trạng sức khỏe của bộ ngực mình ạ?
Hoài Lê, Lào Cai
Trả lời:
Chào bạn, tự khám ngực tại nhà là việc nên làm thường xuyên đối với phụ nữ để sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: cởi bỏ áo và đứng trước gương, xuôi 2 tay, quan sát các dấu hiệu bên ngoài dễ nhìn thấy như tiết dịch núm vú, núm vụ bị thụt vào trong, nhăn bề mặt vú, viêm da quanh vùng vú… hay không.
- Bước 2: dùng tay để kiểm tra vú. Nâng một bên cánh tay lên áp sát đầu, dùng tay còn lại kiểm tra vú.
- Bước 3: giơ hai tay lên đầu và quan sát trước gương.
- Bước 4: đặt cánh tay đối diện ra sau cơ ngực và ấn nhẹ xuống để kiểm tra ngực.
- Bước 5: kiểm tra vú ở tư thế nằm
Thời điểm thích hợp nhất để tự khám vú là 5 ngày sau khi hết "tuần nguyệt san".
Cách tự khám vú tại nhà giúp chị em sớm phát hiện các bất thường của tuyến vú. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh qua các thăm khám chuyên sâu.
- 1. Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung ?
Chào bác sĩ, em năm nay 23 tuổi, em mới lập gia đình được nửa năm. Bình thường chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều nhưng tháng này ngày kinh của em đến trễ hơn 1 tuần, kéo dài 4 ngày thì sạch nhưng sau đó 2-3 ngày em lại thấy có ra một ít máu sẫm màu. Thi thoảng em thấy đau lưng và đau xương chậu. Như vậy không biết có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung hay không. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.
Hiền, Bắc Ninh
Trả lời
Chào bạn, cũng như các loại bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu như cháy máu âm đạo bất thường, đau và ra máu khi quan hệ, đau nhức xương chậu… thì chứng tỏ bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn. Tuy nhiên các triệu chứng này của ung thư cổ tử cung cũng có thể tương tự với của một số bệnh khác. Do đó, cách tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa để khám và chẩn đoán chính xác.
Bạn nên khám phụ khoa định kỳ và thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Hiện nay bạn vẫn đang nằm trong độ tuổi có thể tiêm ngừa HPV nên hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm chủng, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn.
- 2. Có nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm không ?
Xin bác sĩ cho tôi hỏi ở độ tuổi nào thường dễ bị ung thư cổ tử cung và có nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện nay, độ tuổi trường hợp bị ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi trên 30. Bệnh thường không có các dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn đầu và thường bắt gặp ở những phụ nữ không xét nghiệm Pap trong hơn 5 năm. Bởi vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm là rất cần thiết.
Thực hiện thăm khám và tầm soát ung thư cổ tử cung sớm có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và có cơ hội điều trị dễ dàng hơn. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung như thử nghiệm Papanicolaou (Pap Smear hoặc Pap) nhằm phát hiện những thay đổi có thể chuyển biến sang ung thư cổ tử cung hoặc theo dõi khi thấy các tế bào bất bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV bằng cách sử dụng một mẫu tế bào hay làm một mẫu thứ hai lấy ngay sau khi thử nghiệm Pap. Trường hợp kết quả cho dương tính với HPV ở nguy cơ cao cần được theo dõi nhằm đảm bảo tế bào bất thường không có cơ hội phát triển.
Bởi vậy, phụ nữ nên được sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm ở tuổi trên 21. Trường hợp phụ nữ không còn quan hệ tình dục hay không còn khả năng sinh sản vẫn nên thực hiện tầm soát, xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của mình luôn được bảo vệ.
- 3. Bệnh ung thư buồng trứng có yếu tố di truyền không ?
Tôi năm nay 45 tuổi, tôi có người chị họ đang bị ung thư buồng trứng. Theo những gì tôi được biết thì căn bệnh này có yếu tố di truyền nên tôi thấy rất lo lắng, không biết mình có khả năng mắc bệnh hay không thưa bác sĩ?
Nga, Thanh Hóa
Trả lời
Chào bạn,
Theo các nghiên cứu dịch tễ thì ung thư buồng trứng có tính di truyền. Nếu những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, chị em gái ruột, con gái) với bạn đã từng mắc căn bệnh này thì khả năng bạn cũng mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều so với những người khác. Với trường hợp quan hệ huyết thống khác (chị em họ gần, cô, dì, bà) mắc bệnh ung thư buồng trứng thì nguy cơ của bạn sẽ thấp hơn 1 chút nhưng vẫn có thể cao hơn bình thường.
Đối với căn bệnh này, càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng khi ở giai đoạn sớm. Do đó, với trường hợp trong gia đình đã có người thân bị ung thư buồng trứng thì nên đi khám và làm xét nghiệm định kỳ 6 tháng/1 lần để tầm soát bệnh sớm.