Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt, và các nhà khoa học đã xác định được các yếu tố nguy cơ sau đây.
Dù chưa có lý giải trực tiếp một cách chi tiết về nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt và các yếu tố liên quan đến giới tính, tuổi tác, sự tiếp xúc với hóa chất…
- Ung thư tuyến nước bọt xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng trên 40 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cũng cao hơn nữ giới, dù các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được lý do tại sao.
- Tiếp xúc với bức xạ được coi là một nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt phổ biến. Các nhà khoa học đã đưa ra mối liên hệ giữa quá trình phát triển của khối u ác tính với sự tiếp xúc trực tiếp bức xạ. Theo thống kê thu được ở nghiên cứu trên 2945 người thực hiện chiếu xạ từ khi còn nhỏ để điều trị các bệnh khác, có đến 91 trường hợp xuất hiện khối u tuyến nước bọt, trong đó có 22 trường hợp là ung thư ác tính, và đa số là u tuyến mang tai.
- Bên cạnh đó, những người thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học như silica, niken, dầu hỏa… trong quá trình làm việc ở nhà máy và các khu công nghiệp cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt cao hơn người bình thường do các hóa chất độc hại ngấm vào cơ thể gây ra sự biến đổi gen AND. Lúc này, các tế bào biến đổi sẽ phát triển nhanh và không ngừng phân chia, cho đến khi chúng tích tụ lại trở thành khối u và xâm lấn các mô lân cận. Nếu tế bào ung thư bị vỡ ra, chúng sẽ nhanh chóng lây lan qua đường máu để di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt chưa được phân tích thật sự rõ ràng. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa cho rằng chúng ta vẫn nên cẩn trọng trước các yếu tố nguy cơ để hạn chế khả năng mức bệnh ở mức cao nhất. Song song với đó, việc tầm soát ung thư thường xuyên cũng có ý nghĩa phòng chống và điều trị vô cùng quan trọng.