Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn phòng tránh và kịp thời phát hiện căn bệnh quái ác này. Vì vậy để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư phổi, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những hiểu biết chung nhất về căn bệnh ung thư phổi.
1. Ung thư phổi là gì?
Theo các chuyên gia, ung thư phổi là hiện tượng phổi xuất hiện các tế bào ung thư. Ung thư phổi được đánh giá là một trong những bệnh ung thư đường hô hấp nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao nhất. Ung thư phổi gồm có hai thể là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào không phải tế bào nhỏ thường phổ biến hơn.
2. Nguyên nhân gây ung thư phổi
Ung thư phổi có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
– Hút thuốc lá: có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi đều có thói quen hút thuốc lá. Trong thuốc lá cũng chứa rất nhiều chất có thể gây ung thư như chất Polonium-210, đây là một loại chất phóng xạ có độc tính cực kỳ mạnh và có khả năng gây ung thư rất cao.
– Do ô nhiễm không khí: Theo thống kê, những người sống trong môi trường khói bụi độc hại thường có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Đặc biệt, những người tiếp xúc thường xuyên với bụi silic có khả năng mắc ung thư phổi rất cao. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện rất nhiều trường hợp công nhân tiếp xúc nhiều với quá trình luyện gang, thép, niken, crom, khí than… hoặc những người sống ở thành phố lớn, sống ở gần các khu công nghiệp nhiều khí thải độc hại rất dễ mắc ung thư phổi.
– Ngoài ra, ung thư phổi cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh đường hô hấp kéo dài, gây tổn thương phổi và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
– Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý khiến hệ miễn dịch bị suy giảm làm tăng khả năng mắc ung thư.
3. Biểu hiện của ung thư phổi
Khi bị ung thư phổi, người bệnh thường có một số biểu hiện như sau:
– Ho húng hắng kéo dài không khỏi, ho càng ngày càng nặng, có thể ho ra đờm kèm máu tươi hoặc máu thâm đen.
– Đau ngực, tức ngực, khó thở. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh làm việc nặng. Nếu bệnh nặng thì ngay cả thở thôi cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
– Chán ăn, nuốt khó, sụt cân nhanh chóng.
– Cơ thể mệt mỏi, vàng vọt xanh xao.
– Ngoài ra, khi ung thư phổi di căn, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc biệt như: hạch sưng phồng, đau đầu, đau nhức xương, hoa mắt thiếu máu, mọc thêm xương và thậm chí là bị động kinh, bị liệt nếu ung thư phổi di căn lên não.
4. Phương pháp điều trị ung thư phổi
Ung thư phổi gồm 4 giai đoạn, tùy từng giai đoạn và thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:
– Phẫu thuật loại bỏ khối u trong phổi (thường áp dụng cho khối u kích thước nhỏ, còn khu trú bên trong bổi, chưa di căn, xâm lấn sang các cơ quan khác).
– Xạ trị là phương pháp loại bỏ khối u bằng các tia xạ trị cường độ mạnh. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
– Hóa trị là phương pháp dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được dùng trước hoặc sau quá trình phẫu thuật ung thư phổi để phóng tránh ung thư phổi tái phát.