Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa rất nguy hiểm. Mỗi năm căn bệnh này có thể gây ra khoảng 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. Trong đó, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao.
Các dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
– Đầy bụng, tức bụng: Biểu hiện đầu tiên của người mắc ung thư dạ dày là cảm giác bị đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Ban đầu, triệu chứng đau khá giống với viêm loét dạ dày nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan, xem nhẹ mà không thăm khám kịp thời.
– Đau bụng trên: Các cơn đau xuất hiện từng đợt, về sau ngày càng trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những cơn đau bất thường. Nếu trước kia những cơn đau thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, người bệnh có thể thấy đau bất cứ lúc nào và không theo quy luật nào.
– Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt: Là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày, khoảng 68% số người mắc bệnh gặp phải tình trạng này. Tình trạng tiêu hóa không tốt làm cho người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Nhiều người sau khi ăn xong còn có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn…
– Buồn nôn, nôn ra máu: Buồn nôn và dịch trong chất nôn có lẫn máu thì được xem là một dấu hiệu ung thư dạ dày.
– Đại tiện phân đen: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nếu xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có lẫn máu thì rất có thể đã chuyển sang ung thư dạ dày.
– Một số người có thể sờ thấy khối u trong ổ dạ dày, khối u khá cứng, bề mặt không trơn nhẵn, khi ấn vào có cảm giác đau. Khi kích thước khối u tăng lên, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi 100%
Hiện nay, để điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ thường áp dụng và chỉ định một số biện pháp phổ biến sau:
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư dạ dày. Tùy thuộc vào mức độ phát triển và xâm lấn của khối u, bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày kèm nạo vét hạch tại chỗ; cắt bỏ toàn bộ dạ dày kết hợp nạo vét hạch.
Xạ trị: Phương pháp xạ trị được chỉ định trong điều trị ung thư dạ dày bằng cách dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Các tia phóng xạ được tính toán chính xác dựa trên vị trí của khối u để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Xạ trị có thể được kết hợp cùng hóa trị để làm nhỏ khối u và giảm các triệu chứng.
Hóa trị: Đây là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị được dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát. Khi khối u đã có di căn xa và phẫu thuật chỉ được xem là điều trị triệu chứng thì hóa trị là biện pháp chính để điều trị ung thư dạ dày.
Mặc dù ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu căn bệnh được phát hiện sớm, đặc biệt là ở giai đoạn tiềm ẩn hoặc khi khối u chỉ mới khu trú tại dạ dày mà chưa có dấu hiệu xâm lấn tới các cơ quan khác thì việc điều trị ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi 100%. Do vậy, muốn phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư dạ dày, chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư hàng năm. Việc phát hiện sớm ung thư không những giúp người bệnh có cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tiên lượng bệnh tốt, mà quá trình điều trị cũng đạt hiệu quả cao hơn với mức chi phí tiết kiệm hơn.
—–
XEM THÊM:
05 điều cần biết về ung thư tá tràng
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi 100%
Ung thư trực tràng nguy hiểm như thế nào?
Tổng quát kiến thức về ung thư thực quản