Ung thư dạ dày là bệnh ác tính có nhiều giai đoạn, trong đó càng các giai đoạn về sau thì bệnh càng nguy hiểm và khó chữa trị. Vậy ung thư dạ dày giai đoạn 3 có đặc điểm gì và cách đối phó ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đấy nhé.
1. Đặc điểm ung thư dạ dày giai đoạn 3
Ung thư dạ dày gồm có 5 giai đoạn (từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4), trong đó giai đoạn 3 thuộc giai đoạn cuối của ung thư dạ dày với rất nhiều đặc trưng dễ nhận biết.
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn này các tế bào ung thư dạ dày đã có dấu hiệu di căn, xâm lấn sang nhiều hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Thông thường, khi bệnh nhân ung thư dạ dày bước vào giai đoạn 3 của bệnh sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Các tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp dưới niêm mạc dạ dày và lớp cơ dạ dày. Đồng thời, nó cũng di căn, xâm lấn vào một số hạch bạch huyết. Số lượng hạch bị xâm lấn trong trường hợp này là không quá 15 hạch bạch huyết.
– Trường hợp 2: Các tế bào ung thư đã xâm lấn ra lớp ngoài của dạ dày. Đồng thời lan sang các hạch bạch huyết.
– Trường hợp 3: Các tế bào ung thư đã xâm lấn, di căn sang các cơ quan lân cận như gan, phổi, lá lách, đại tràng… nhưng các tế bào ung thư sẽ không lây lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa khác.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện rõ rệt như:
– Đau bụng vùng thượng vị, đau nặng dữ dội.
– Khó nuốt thức ăn, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn (có thể nôn kèm theo máu).
– Đi ngoài ra máu.
– Sờ nắn thấy có khối u ở vùng bụng phía trên.
– Sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu.
2. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3
Đối với trường hợp bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3, thông thường các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không đủ sức khỏe và điều kiện để phẫu thuật, hoặc tình trạng khối u đã khá phức tạp, thì các bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3, các bác sĩ có thể sẽ kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị cho các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ khối u để đạt hiệu quả cao và triệt để hơn.
Đối với phương pháp phẫu thuật, tùy kích thước khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ 1 phần hoặc cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Trường hợp phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày bác sĩ sẽ nối thực quản trực tiếp xuống phần đầu ruột non của bệnh nhân.
Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng hậu phẫu như no rất nhanh dù ăn ít vì kích thước dạ dày đã bị thu hẹp.