Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân lo lắng. Ở giai đoạn cuối, ung thư lưỡi rất khó điều trị, hầu hết các phương pháp điều trị ở giai đoạn này chỉ có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân duy trì được thời gian sống dài hơn nhiều so với tiên lượng ban đầu, do nhiều yếu tố về tinh thần, cũng như thể lực, tích cực điều trị.
Những biểu hiện của ung thư lưỡi giai đoạn cuối
+ Mệt mỏi: người bệnh ở giai đoạn này sức đề khám đã suy giảm, sự phát triển của khối u cùng với những cơn đau khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi.
+ Sút cân: giai đoạn này người bệnh ăn uống không ngon miệng, sức khỏe suy kiệt, sút cân nhanh.
+ Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc kéo dài vài tháng, khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
+ Rối loạn tiêu hóa: Khi có những biểu hiện như ăn nhanh no, sau khi ăn thường bị tức bụng, đầy hơi, đôi khi lợm giọng và buồn nôn, bụng trở nên trướng, căng, đại tiện thay đổi, đi nhiều lần trong ngày, có lẫn chất nhày.
+ Các triệu chứng khác như: đau tức vùng gan, cơ thể suy kiệt nhanh, da đổi màu bất thường.
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Giai đoạn cuối của bệnh ung thư lưỡi được chia làm 3 tiến trình phát triển:
Giai đoạn 4 A: khối u đã di căn đến thanh quản, vòm miệng, xương hàm dưới và đã lan rộng đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 4 B: khối u di căn đến sọ, mũi họng nhưng chưa di căn xa
Giai đoạn 4 C: khối u phát triển với kích thước bất kì, lan rộng đến các hạch bạch huyết, cơ quan ở xa như gan, phổi…
Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh, để khẳng định bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, tinh thần, mức độ đáp ứng điều trị bệnh…
Bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối có khoảng 36% cơ hội sống trong 5 năm nếu được điều trị với phác đồ tích cực.
Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối khó khăn và tác dụng điều trị không cao như các giai đoạn trước đó. Mục đích điều trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối chủ yếu để giảm nhẹ triệu chứng bệnh và hạn chế khối u di căn rộng hơn. Xạ trị và hóa chất điều trị triệu chứng là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến ở giai đoạn này.
Tuy vậy, trong thực tế, có nhiều bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, di căn xa nhưng vẫn sống nhiều năm và khoẻ mạnh mặc dù tiên lượng ban đầu rất xấu. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần bình tâm điều trị tích cực và kiên cường. Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tinh thần.